Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là một nỗi lo lắng chung của nhiều bậc cha mẹ. Đây là một hiện tượng tương đối thường gặp, nhất là khi trẻ bắt đầu thay đổi chế độ ăn, dần chuyển sang ăn dặm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài thì rất có thể sẽ khiến chất thải trong ruột trẻ không được thải ra ngoài mà tích tụ lâu ngày khiến trẻ khó chịu, đặc biệt có thể gây ra bệnh đường ruột ở trẻ. Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin bạn nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón – Nguyên nhân do đâu?
1. Dấu hiệu táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi như thế nào?
Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể thấy là trẻ vô cùng khó chịu khi đi vệ sinh, bên cạnh đó thì cũng nên chú ý những biểu hiện kèm theo sau đây:
– Bị đầy hơi
– Trẻ đi nặng, phân có dính máu
– Sờ bụng trẻ có cảm giác căng cứng.
– Một vài trẻ bị táo bón nhưng lại đi kèm với hiện tượng tiêu chảy, việc này khiến cho nhiều bậc không phát hiện chính xác bệnh và bị nhầm lẫn. Nguyên nhân của việc này là do phân cứng không thể đẩy ra ngoài và bị mắc kẹt trong trực tràng. Còn phân lỏng thì trôi qua dễ dàng và đào thải ra ngoài trước.
Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là một nỗi lo lắng chung của nhiều bậc cha mẹ
2. Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón – Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân của trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón khá đa dạng, một số nguyên nhân có thể kể đến chẳng hạn như là:
– Hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng đột ngột: Phân mềm và ẩm giúp quá trình thải ra ngoài dễ dàng, quá trình này là nhờ hệ vi sinh vật trong đường ruột. Ở giai đoạn 7 tháng tuổi có thể trẻ không còn bú mẹ nhiều như trước nên có thể gây ra mất cân bằng. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị ốm và buộc phải dùng thuốc kháng sinh thì rất có thể hệ vi sinh này sẽ bị ảnh hưởng.
– Chế độ ăn thiếu đi chất xơ: 7 tháng tuổi nhiều trẻ đã bắt đầu ăn dặm, gia đình khi ấy rất có thể chưa cân bằng lượng dinh dưỡng trong bữa ăn, đôi khi là quá nhiều đạm, đôi khi là quá đặc và thiếu đi chất xơ.
– Thiếu nước: Khi dần chuyển sang ăn dặm, bé sẽ không còn được uống sữa nhiều như trước mà sẽ phải giảm bớt đi. Đôi khi sự giảm bớt đột ngột khiến cơ thể trẻ không đủ nước nên táo bón, khó đi nặng.
– Thay đổi trong chế độ ăn: việc gia đình chuyển sang ăn dặm, ruột bé chưa quen ngay nên thời gian đầu có thể sẽ khiến bé bị táo bón. Nhưng dần tăng chất xơ cũng như ruột bé quen hơn thì sẽ trở về bình thường.
– Sữa công thức gia đình đang sử dụng không phù hợp: Không phải loại sữa nào cũng sẽ tương thích với tất cả các trẻ. Chính vì vậy nên xem xét kỹ trường hợp của con để mua loại sữa phù cho bé, mẹ nhé.
Chế độ ăn thiếu đi chất xơ cũng có thể khiến trẻ bị táo bón
3. Nên làm gì khi trẻ 7 tháng tuổi gặp hiện tượng táo bón
3.1. Cho trẻ bú sữa đủ với lượng nước hàng ngày cần cung cấp
Trẻ 7 tháng tuổi thì cần bổ sung khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể. Căn cứ vào cân nặng của con để gia đình có thể cân bằng lượng sữa cho bé uống mỗi ngày. Khi trẻ được 7 tháng vẫn chưa nên cho trẻ uống nước lọc hay nước hoa quả vẫn nên cho bé bổ sung nước bằng cách uống sữa mẹ.
3.2 Tìm hiểu loại sữa công thức phù hợp hơn
Khi chọn một loại sữa cho trẻ cần để ý những thay đổi của trẻ khi uống, nếu như uống trẻ có dấu hiệu táo bón, ỉa chảy, trẻ không thích,… thì nên dừng và không cho uống tiếp. Không phải bé nào cũng phù hợp với những loại sữa công thức giống nhau. Chính vì vậy việc quan sát, theo dõi kỹ lưỡng chế độ ăn từ những năm tháng đầu đời của trẻ là vô cùng quan trọng.
3.3 Cho bé vận động hợp lý:
Bé được hoạt động, vận động phù hợp thì sẽ khiến việc đào thải ra ngoài nhanh hơn. Bạn nên để ý chơi cùng trẻ, cho trẻ chơi đùa cùng những đứa trẻ khác. Tuy nhiên nên lưu ý, không chơi với trẻ ngay sau khi ăn no, không để trẻ mải chơi mà quên đi giờ ăn, giờ uống,…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài són
Bé được hoạt động, vận động phù hợp thì sẽ khiến việc đại tiện nhanh hơn
3.4 Mát xa bụng cho bé
Mát xa bụng là một phương pháp vô cùng hiệu quả mà nhiều gia đình sử dụng đối với con trẻ:
– Bước 1: Chà xát bàn tay của mình vào nhau để tạo hơi ấm, để hiệu quả hơn mẹ có thể nhỏ thêm vài giọt dầu gió vào lòng bàn tay rồi xoa đều.
– Bước 2: Để cho bé nằm ngửa, ba mẹ nên sử dụng đầu ngón tay, dùng một lực nhẹ từ từ ấn lên bụng bé thành hình chữ U ngược. Mát – xa bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên rồi kéo ngang qua trên rốn, sau đó tiếp tục di chuyển xuống dưới.
– Bước 3: Thao tác nên được lặp lại từ 10 – 15 lần và làm 2 – 3 lần/ngày.
Bên cạnh việc mát xa động tác đạp xe cũng giúp bé có thể đi đại tiện dễ hơn.
4. Trẻ bị táo bón khi nào thì bố mẹ nên cho đi khám?
Việc cho bé đi khám chuyên khoa Nhi về tiêu hóa khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu táo bón là để không bỏ sót bệnh khác có thể gặp ở trẻ. Phát hiện càng sớm thì sẽ càng giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Gia đình cần sớm đưa trẻ đi thăm khám khi bé có các dấu hiệu sau:
– Bé đau bụng, tuy nhiên ở độ tuổi này bé chưa biết nói nên thường thể hiện bằng việc quấy khóc
– Trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần
– Nôn ói và bụng bị trướng
– Trong phân có thể có máu, hậu môn bất thường
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bị thủy đậu ở trẻ em là do đâu?
Việc cho bé đi khám chuyên khoa Nhi về tiêu hóa khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu táo bón là để không bỏ sót bệnh khác có thể gặp ở trẻ
Trẻ 7 tháng tuổi mà bị táo bón không hề hiếm gặp. Tuy nhiên việc hình thành thành thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày. Bên cạnh đó việc cung cấp chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ sẽ làm phân mềm đi ngoài dễ hơn. Nếu cải thiện khẩu phần ăn không làm thay đổi tình trạng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.