Bệnh lồng ruột ở trẻ là một trong những bệnh lý khá phổ biến, nhất là đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi. Vậy bệnh lồng ruột là bệnh như thế nào, có nguyên nhân từ đâu và cách điều trị bệnh là gì, mời các phụ huynh tham khảo bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Bệnh lồng ruột ở trẻ: nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị
1. Lồng ruột ở trẻ là bệnh như thế nào?
Bệnh lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột bị chui vào bên trong lòng một đoạn ruột ngay kế cận gây tắc nghẽn máu và dịch tiêu hóa
Bệnh lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột bị chui vào bên trong lòng một đoạn ruột ngay kế cận và gây ra ứ trệ thức ăn cũng như dịch tiêu hóa. Bệnh xảy ra làm tắc nghẽn dòng máu nuôi ruột, dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là hoại tử ruột và thủng ruột.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh thường hay gặp là có những cơn đau bụng đột ngột. Khi đau trẻ có biểu hiện co gối lên ngực, khóc. Trẻ đau từng cơn một, mỗi cơn kéo dài khoảng 15-20 phút, càng về sau sẽ càng kéo dài và diễn ra thường xuyên hơn.
Ở một số trẻ còn có biểu hiện khác bao gồm: nôn ói, sốt, tiêu phân nhầy máu, bụng trướng, tiêu chảy.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh lồng ruột
2.1 Yếu tố tăng nguy cơ bệnh lồng ruột ở trẻ
Một số tác nhân được đánh giá tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột:
– Tuổi tác: theo thống kê lồng ruột có tới 80 – 90% các trường hợp mắc bệnh lồng ruột là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tại Việt Nam mỗi năm, cứ 100.000 trẻ dưới 1 tuổi sẽ có 302 trường hợp mắc bệnh lồng ruột. Trong đó, 5 – 9 tháng tuổi là giai đoạn phổ biến nhất vì đây là thời kỳ ruột trẻ dễ co bóp bất thường dẫn tới lồng ruột do chuyển sang giai đoạn ăn dặm.
– Giới tính: chứng lồng ruột xảy ra phổ biến hơn ở các bé trai.
– Do bẩm sinh: ruột trẻ có cấu tạo bất thường.
– Trẻ sinh non, thiếu máu bẩm sinh làm suy giảm miễn dịch cũng là nguy cơ bị lồng ruột.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết biểu hiện bệnh viêm phế quản, phân biệt với viêm họng
Trẻ sinh non, thiếu tháng là một trong yếu tố tăng nguy có mắc bệnh lồng ruột ở trẻ em
2.2 Nguyên nhân phổ biến của bệnh lồng ruột ở trẻ
Theo nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có đến 90% các trường hợp lồng ruột ở trẻ em không xác định được chính xác nguyên nhân. Chủ yếu là sự bất thường ở ruột non và đại tràng, nhiều trường hợp trẻ bị viêm hạch mạc treo, manh tràng di động, túi nhỏ phình ra ngoài thành ruột non (thừa meckel).
Theo số liệu của Vụ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ em mắc chứng lồng ruột thường có xu hướng cao hơn khi bước vào mùa dịch các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa. Một trong những số đó là mùa dịch rotavirus gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Ngoài ra các bác sĩ chuyên khoa nhi còn cho rằng nếu trẻ ở trong giai đoạn chuyển từ bú sữa sang ăn dặm sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự co bóp của ruột. Thêm vào đó ở độ tuổi đang phát triển và hoàn thiện các bộ phận trong cơ thể nên kích thước các đoạn ruột của trẻ lại quá chênh lệch dễ xảy ra hiện tượng bị lồng ruột.
Ở trẻ em, bệnh lồng ruột còn có thể liên quan đến thói quen vui chơi, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Những trẻ bị lồng ruột sẽ bị tổn thương ở khu vực thành ruột, nhất là khu vực đại tràng và ruột non.
3. Cách điều trị những trẻ bị lồng ruột
>>>>>Xem thêm: Những điều cha mẹ cần biết khi con bị viêm phế quản khó thở
Các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ những dấu hiệu bất thường của cơ thể trẻ và đồng thời đưa trẻ đến ngay bệnh viện uy tín nếu nhận thấy triệu chứng của bệnh lồng ruột
Lồng ruột là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến các hệ luỵ đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Một trong số đó bao gồm nhiễm trùng đường ruột, hoại tử mô trong ruột, xuất huyết trong, viêm phúc mạc. Theo khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ những dấu hiệu bất thường của cơ thể trẻ đồng thời đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu nhận thấy triệu chứng của bệnh lồng ruột. Càng cấp cứu muộn nguy cơ tử vong càng cao do có nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng đưa trẻ đến cấp cứu:
– Nếu cấp cứu kịp thời: các bé được bác sĩ chuyên khoa tháo lồng bằng hơi, thông qua thiết bị X-quang tại chỗ. Các bác sĩ điều trị sẽ bơm hơi vào ruột già của trẻ với một áp lực vừa phải nhằm mục đích cho khối lồng được tháo ra hoàn toàn.
– Nếu trường hợp cấp cứu muộn (trên 6 giờ): lúc này sẽ cần phải phẫu thuật để tháo khối đoạn ruột lồng.
– Nếu cấp cứu muộn hơn 24 tiếng: đoạn ruột lồng ở trẻ đã chui sâu gây ra tắc nghẽn mạch máu, sưng nề nghiêm trọng và hoại tử, bắt buộc thực hiện phẫu thuật để cắt đoạn ruột đã bị hoại tử. Việc chăm sóc và hồi sức cho trẻ sau phẫu thuật cũng rất phức tạp vì trẻ dễ bị suy kiệt hoặc viêm phổi nặng. Thời gian bình phục của trẻ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của ruột. Khi ruột bị loại bỏ sẽ tác động đến quá trình tiêu hóa. Do vậy, bố mẹ cần cho trẻ ăn uống nhiều hơn để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng như tân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, sau khi điều trị bệnh lồng ruột có rất nhiều trẻ bị tái phát do chăm sóc hậu phẫu hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày nên khi đó bố mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám ngay, tránh quá 6 tiếng kể từ khi bé bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhất là đau bụng. Thêm vào đó, trẻ cũng cần được đưa đi tái khám định kỳ để phát hiện kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra với sức khoẻ của trẻ.
Trên đây là những thông tin mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ về bệnh lồng ruột của trẻ em. Đây là một trong những bệnh khá phổ biến cũng như có khả năng gây ra các biến chứng sức khoẻ nghiêm trọng. Vì thế, trong quá trình nuôi dưỡng con nhỏ, bố mẹ cần kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường và can thiệp điều trị y tế ngay, tránh tâm lý chủ quan dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn và gây những hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.