Viêm phế quản ở trẻ nhỏ: Mẹ đã biết cách phòng ngừa?

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là một bệnh vô cùng phổ biến, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi hoặc viêm tai giữa. Mẹ đừng bỏ qua những kiến thức cơ bản và cần thiết về căn bệnh này để có thể bảo vệ con yêu nhé!

Bạn đang đọc: Viêm phế quản ở trẻ nhỏ: Mẹ đã biết cách phòng ngừa?

1. Tìm hiểu ngay bệnh viêm phế quản

1.1. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp quen thuộc, thường do virus gây ra, phổ biến nhất chính là virus influenza. Ngoài ra, một số virus khác cũng khiến trẻ bị viêm phế quản như:

– Virus hợp bào hô hấp RSV (Respiratory syncytial);

– Virus parainfluenza gây viêm cả đường hô hấp trên và dưới;

– Virus adeno gây co thắt phế quản và cả phổi, thậm chí có thể gây hoại tử phổi);

– Virus sởi và virus cúm…

Theo thống kê, bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là giai đoạn trẻ 1 tuổi. Trẻ nhiễm bệnh thường do virus có trong không khí, đồ đạc và cả những bề mặt khác (bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…).

Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm khuẩn, dị ứng hay việc hít phải những tác nhân gây hại như khói thuốc lá, khói bụi… cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ: Mẹ đã biết cách phòng ngừa?

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh về đường hô hấp quen thuộc, thường do virus gây ra, phổ biến nhất chính là virus influenza.

1.2. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Tuy không phải nguyên nhân trực tiếp nhưng những yếu tố sau thường khiến cho nguy cơ mắc bệnh tăng cao:

– Trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi;

– Trẻ có cha mẹ bị hen suyễn hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu…

– Thời điểm giao mùa, đặc biệt là thời điểm thời tiết chuyển lạnh.

1.3. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị viêm phế quản qua những triệu chứng sau:

– Ho, giọng khàn;

– Khó thở hoặc trong thanh quản có tiếng thở rít;

– Nghẹt mũi, chảy nước mũi;

– Sốt, sưng hạch bạch huyết, phát ban;

– Mắt đỏ;

Những triệu chứng này không dừng lại ở đây, chúng sẽ dần trở nên nặng hơn, chủ yếu vào ban đêm và kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho trẻ tới bệnh viện hoặc đi gặp bác sĩ sớm nếu phát hiện con có những dấu hiệu sau:

– Các cơn ho đến dồn dập, thời lượng mỗi cơn ho dài hơn;

– Con sốt cao, hơn 39 độ C;

– Con thở thanh, thở gấp, khó thở;

– Ho ra máu;

– Con bị chảy dãi hoặc khó nuốt;

– Con tỏ ra bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi;

– Mũi, miệng hoặc móng tay của con chuyển màu xám hoặc xanh;

– Con có dấu hiệu bị mất nước như khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong thời gian dài, môi khô, lưỡi khô…

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ: Mẹ đã biết cách phòng ngừa?

Nếu thấy con sốt cao, hơn 39 độ C, cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện.

2. Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm với trẻ nhỏ không?

Có rất nhiều trường hợp trẻ bị viêm phế quản xong tự khỏi sau 48 giờ. Nhưng những triệu chứng của bệnh sẽ còn “sống sót” trong cơ thể trẻ đến khoảng 2 tuần sau đó.

Thực tế, bệnh viêm phế quản không quá nghiêm trọng với trẻ, cũng chưa ghi nhận có trường hợp nào trẻ tử vong do bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, bệnh kéo dài, không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ chuyển thành mạn tính, gây ra những biến chứng như viêm phổi hoặc viêm tai giữa ở trẻ.

3. Cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Một số mẹo sau đây sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, nhanh khỏi bệnh hơn nếu mẹ chưa kịp đưa trẻ đi gặp bác sĩ:

– Uống nhiều nước: Việc cho trẻ uống nhiều đủ nước và cung cấp đủ lượng chất lỏng không chỉ ngăn ngừa mất nước, mà còn giúp thông đường hô hấp đang bị tắc nghẽn. Từ đó trẻ sẽ dễ ho, dễ tống xuất đờm ra khỏi cổ họng một cách dễ dàng.

– Bổ sung độ ẩm bằng máy tạo độ ẩm: Không khí ẩm sẽ giúp phần đờm trong mũi, trong họng trẻ được làm loãng, khiến con dễ thở hơn. Lưu ý sử dụng nước sạch để tránh làm nhiễm khuẩn không khí.

– Vệ sinh họng và mũi bằng nước muối sinh lý: Chỉ với một vài giọt, mẹ có thể dễ dàng vệ sinh họng và mũi cho trẻ. Nước muối sinh lý mẹ có thể tự pha theo hướng dẫn trên mạng hoặc mua sẵn ở các hiệu thuốc.

– Khuyến khích con hạn chế vận động, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Khi con nằm nghỉ hoặc nằm chơi, mẹ nên kê đầu con cao lên một chút để con dễ thở hơn.

– Thường xuyên dọn dẹp để giữ gìn vệ sinh phòng ngủ, đảm bảo đường hô hấp của trẻ không bị kích ứng bởi khói bụi, khói thuốc lá…

– Chỉ dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm… khi bác sĩ cho phép.

– Để giúp con giảm ho, mẹ nên tham khảo một số phương pháp lành tính như: Trà mật ong, trà bạc hà…

Tìm hiểu thêm: Mách cha mẹ cách phân biệt trẻ bị sốt khi mọc răng với sốt thông thường

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ: Mẹ đã biết cách phòng ngừa?

Khuyến khích con hạn chế vận động, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.

4. Mách mẹ các cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả

Viêm phế quản là một bệnh không lây nhiễm nhưng tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến viêm phế quản. Mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng các cách sau:

– Mẹ nên thường xuyên rửa tay mỗi khi chăm sóc trẻ, chuẩn bị đồ ăn cho trẻ để hạn chế nhiễm trùng;

– Mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ tập và duy trì thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, sau khi dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt xì, sau khi chạm vào các bề mặt, đồ chơi…

– Mẹ nên chú ý bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ ngủ đủ giấc để trẻ có đủ sức đề kháng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.

– Tiêm vắc xin cúm hàng năm kể từ khi trẻ được 6 tháng tuổi để bảo vệ bé khỏi các loại virus gây bệnh.

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ: Mẹ đã biết cách phòng ngừa?

>>>>>Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài

Để phòng bệnh, mẹ nên chú ý bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ ngủ đủ giấc để trẻ có đủ sức đề kháng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.

Trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về căn bệnh này là cách đơn giản nhất để giúp các mẹ nhận biết, điều trị và phòng tránh bệnh cho trẻ. Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ đã có một cái nhìn rõ hơn về bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, từ đó có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu một cách hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *