Sốt phát ban đỏ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ và thường không nguy hiểm, có thể điều trị tại nhà. Dẫu vậy, cha mẹ vẫn cần biết cách xử trí đúng ngay từ khi sốt phát ban mới xuất hiện ở trẻ để căn bệnh này không dẫn đến những biến chứng không mong muốn về sau.
Bạn đang đọc: Sốt phát ban đỏ ở trẻ có nguy hiểm không?
1. Sốt phát ban ở trẻ là gì?
Sốt phát ban là tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ và nhất là trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi do lúc này, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, dễ bị virus (như virus gây bệnh hô hấp, virus sởi, virus rubella, adeno…) tấn công và gây bệnh. Trên thực tế có nhiều loại sốt phát ban nhưng trong đó, sốt phát ban đỏ là thường gặp hơn cả.
Triệu chứng của sốt phát ban ở trẻ tương đối rõ ràng và dễ thấy với các dấu hiệu điển hình như: sốt (có thể sốt cao lên đến trên 39 độ), trên vùng da ở ngực, bụng, lưng xuất hiện những vết ban màu hồng hoặc đốm màu đỏ, không ngứa. Những vết ban này sau đó sẽ lan rộng xuống cả hai tay và cổ và thường sẽ hết sau 5 – 7 ngày nếu được điều trị đúng cách.
Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em
Một vài trường hợp, trẻ cũng có thể bị sổ mũi, tiêu chảy nhẹ, đau họng, ho, bỏ bú, biếng ăn… khi bị sốt phát ban. Lúc này, cha mẹ hãy bình tĩnh và xem xét thật kỹ nguyên nhân khiến trẻ bị sốt phát ban và mẩn đỏ đỏ, từ đó có được hướng điều trị phù hợp, tránh để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này của trẻ.
2. Sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?
Sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không ắt hẳn là thắc mắc của nhiều cha mẹ, đặc biệt là khi thấy trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn khi bị căn bệnh này “ghé thăm”. Tin vui là hầu hết các tác nhân gây sốt phát ban ở trẻ đều là virus lành tính, do vậy tình trạng này sẽ tự khỏi trong khoảng 5 – 7 ngày nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Sốt phát ban ở trẻ sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách
Bên cạnh đó, sau khi các vết phát ban đỏ trên cơ thể trẻ hết, trẻ cũng sẽ trở lại trạng thái vui chơi, sinh hoạt và ăn uống như bình thường nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu một ngày phát hiện những vết ban đỏ trên cơ thể bé.
Dẫu vậy, cha mẹ cũng không được chủ quan bởi dù hiếm nhưng vẫn có trường hợp trẻ bị phát ban đỏ phát hiện muộn, điều trị sai cách khiến nốt phát ban bị nhiễm khuẩn, vết lở loét hình thành sẹo hay dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, mất nước hoặc nghiêm trọng hơn là viêm não, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ sau này.
3. Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ hiệu quả, an toàn
3.1 Điều trị sốt phát ban đỏ cho trẻ tại nhà
Như vừa chia sẻ, nếu phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng phát ban đỏ ở trẻ sẽ không có gì đáng ngại. Và cha mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà cho trẻ bằng những biện pháp phù hợp như:
– Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên và cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ sốt trên 38.5 độ.
– Bù nước và khoáng cho trẻ bằng nước lọc, nước khoáng, Oresol, chất điện giải,…
– Chườm ấm cho trẻ nhưng không chườm quá 10 phút/giờ
– Cho trẻ mặc những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, tránh ủ kín cho trẻ
– Không để trẻ dùng tay gãi trên da vì có thể khiến các vết ban lan rộng cũng như khiến vết ban bị xước – tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng hoặc lở loét.
– Cho bé cách ly hoặc nghỉ học (nếu bé đã đi học) để tránh nhiễm khuẩn cũng như lây bệnh cho những bạn khác.
– Thận trọng khi tắm cho trẻ, chỉ nên tắm nhanh và tắm bằng nước ấm cho trẻ ở nơi kín gió để tránh trường hợp trẻ cúm hoặc chuyển sang các bệnh nghiêm trọng khác.
– Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đủ chất và tăng đề kháng cho trẻ
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em
Chườm ấm và hạ sốt là việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm khi trẻ bị sốt phát ban
Bên cạnh những việc nên làm cho trẻ như vừa chia sẻ trên, cha mẹ cũng cần tránh:
– Tránh để trẻ ở nơi ẩm ướt, không gian hẹp, bí, tù túng, ô nhiễm…
– Tránh đưa trẻ đến những nơi đông người, không đảm bảo an toàn
– Không cọ xát hay dùng sữa tắm chà xát trên bề mặt các vết ban đỏ.
– Tránh để trẻ tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, hóa chất, môi trường ô nhiễm, các loại thú nuôi trong nhà để tránh tình trang sốt phát ban ở trẻ diễn biến theo chiều hướng xấu.
– Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm khó tiêu, dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm nguội lạnh…
Trong quá trình tự điều trị sốt phát ban cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp trên, cha mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi tình trạng của con, nếu có diễn biến xấu hay bất kỳ tình trạng bất thường nào xảy ra, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín gần nhất để được bác sĩ chữa trị, can thiệp kịp thời.
3.2. Trẻ sốt phát ban đỏ khi nào cần cho trẻ nhập viện
Nếu trẻ sốt phát ban và gặp một trong những trường hợp dưới đây, hãy đưa trẻ đến viện để được bác sĩ điều trị kịp thời:
– Trẻ không cắt cơn sốt sau khi đã sử dụng hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế
– Trẻ sốt cao trên 39 độ, sốt kèm co giật, không đáp ứng thuốc
– Tình trạng sốt phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày điều trị tại nhà
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi
– Trẻ bị suy giảm miễn dịch, đề kháng kém, trẻ bị các bệnh lý bẩm sinh
– Trẻ nôn, tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước (khô môi, khô mắt)
>>>>>Xem thêm: Thực hư tin đồn: Hoa đu đủ đực chữa viêm phế quản
Khi thấy tình trạng sốt phát ban ở trẻ chuyển biến xấu, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời
Khi cho trẻ nhập viện, cha mẹ cần nêu rõ triệu chứng, biểu hiện, tình trạng… cũng như những loại thuốc đã dùng tại nhà cũng như tiền sử dị ứng thuốc của trẻ một cách đầy đủ và chi tiết nhất để từ đó bác sĩ có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Đồng thời, trong quá trình điều trị, bác sĩ thường sẽ cho trẻ dùng hạ sốt và chất bù điện giải để kiểm soát tình trạng sốt cao, mất nước. Nếu trẻ có những biểu hiện theo hướng xấu, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị khác phù hợp hơn. Lúc này, cha mẹ hãy chú ý quan sát tình trạng của trẻ để kịp thời thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ diễn biến bất thường nào diễn ra.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tình trạng trẻ bị sốt phát ban, hy vọng sau bài viết đã có thể giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc sốt phát ban đỏ ở trẻ có nguy hiểm không? Từ đó, biết được những cách điều trị hiệu quả để con mau khỏi bệnh, tránh biến chứng xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.