Với hệ miễn dịch non yếu, trẻ nhỏ bị cảm cúm là việc rất thường xảy ra, nhất là đối với những bé dưới 12 tháng tuổi. Đặc biệt, vào những khoảng thời gian mà dịch bệnh dễ bùng phát thì việc phòng bệnh và điều trị bệnh là điều mà nhiều bậc cha mẹ rất quan tâm.
Bạn đang đọc: Những điều nên và không nên khi điều trị trẻ nhỏ bị cảm cúm
Chăm sóc con nhỏ là một quãng thời gian dài với rất nhiều cung bậc cảm xúc mà chỉ có những người đã và đang trải qua mới có thể thấu hiểu hết được. Thời điểm khi con ốm, cha mẹ ngoài việc chăm sóc cho con còn phải tìm cách sao cho lần sau con không bị ốm nhiều nữa, làm sao để con nhanh hết bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ nhỏ khi bị cảm cúm trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị cảm cúm
1.1. Vì sao trẻ nhỏ bị cảm cúm thường xuyên?
Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên không đủ khả năng để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường nên trẻ rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh. Khi trẻ dưới 6 tháng, nhưng kháng thể trong lúc mang thai được truyền từ mẹ sang và trong dòng sữa mẹ mà bé bú hàng ngày có thể bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây bệnh. Sau 6 tháng những kháng thể này bắt đầu bị suy yếu đi mà hệ miễn dịch của bé thì chưa hoàn thiện, nên khoảng thời gian này bé bị bệnh rất thường xuyên..
Trẻ nhỏ dưới 12 tháng có đề kháng yếu thường dễ mắc bệnh
Mọi trẻ nhỏ đều có thể bị virus cảm cúm tấn công, nhưng những trường hợp sau lại có nguy cơ cao hơn:
– Trẻ em không được bú sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể tự nhiên có khả năng bảo vệ em bé khỏi những loại virus cúm tấn công. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng những em bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu đời có khả năng chống lại bệnh truyền nhiễm cao hơn hẳn so với những bé không được ăn sữa mẹ.
– Những trẻ hay tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh đường hô hấp khác so với những bé không bị hít khói thuốc.
– Người chăm sóc trẻ không chú ý đến vấn đề vệ sinh khi chăm sóc trẻ. Không rửa tay sát khuẩn trước khi cho bé ăn và sau khi vệ sinh cho bé có thể là nguyên nhân khiến cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho bé.
– Trẻ bị tiếp xúc với những người bị cảm cúm, cảm lạnh mà không được đeo khẩu trang để bảo vệ, không rửa tay vệ sinh thường xuyên cũng khiến cho trẻ dễ bị lây nhiễm từ họ.
1.2. Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm
Không nên cho trẻ tự uống thuốc mà nên làm dịu các triệu chứng của bệnh cảm cúm, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
– Nên để trẻ được nghỉ ngơi nhiều, đây là phương án không chỉ dành cho trẻ mà cả người lớn khi bị cảm cúm cũng nên nghỉ hơn nhiều để nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, nên ngay lập tức đưa trẻ vào phòng ngủ. Tạo môi trường ngủ tốt nhất cho trẻ như: không gian tối, yên tĩnh, không khí thoáng đãng nhưng không có gió lùa. Giường đệm phải sạch sẽ, thoải mái để giúp bé có giấc ngủ sâu và dài. Giấc ngủ ngon có thể khiến trẻ được nạp năng lượng nhiều hơn sau khi ngủ dậy.
Tìm hiểu thêm: 7 hiểu lầm chết người về sốt xuất huyết ở trẻ em
Giữ cho giấc ngủ của bé được thoải mái sẽ giúp bệnh nhanh lành
– Giảm nghẹt mũi.
Việc nghẹt mũi không chỉ làm cho bé khó chịu mà còn ảnh hưởng đến đường thở, khiến bé không thở được, khó khăn khi ăn uống, bú mẹ, khiến bé khó đi vào giấc ngủ. Cha mẹ có thể giúp bé giảm nghẹt mũi bằng những cách như sau:
+ Hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ hai dây. Nhỏ nước muối sinh lý vào hai bên mũi trẻ để làm ẩm và lỏng những chất đờm nhớt trong mũi, sau đó dùng dụng cụ hút mũi 2 dây để hút hết dịch mũi ra. Lưu ý với những trẻ còn nhỏ tháng, trẻ sơ sinh cần hút nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Thao tác lần lượt với từng bên mũi rồi để trẻ nằm yên trong khoảng 10 giây. Chỉ nên hút mũi cho trẻ tối đa là 3 lần/ngày để tránh niêm mạc mũi bị kích ứng.
+ Bên cạnh đó, cần dùng máy tạo độ ẩm để làm tăng độ ẩm trong không khí, nhưng không nên đặt máy gần bé và phải vệ sinh máy, thay nước thường xuyên.
+ Khi ngủ nên nâng hơi cao đầu bé lên để bé cảm thấy dễ thở hơn.
+ Chỉ cho bé uống những thuốc mà bác sĩ kê đơn. Thông thường đối với trẻ nhỏ bị cảm cúm, bác sĩ chỉ kê những thuốc giảm triệu chứng như thuốc giảm sốt nếu bé sốt cao và có nguy cơ bị co giật. Cha me cần tuân thủ đúng tên thuốc, thành phần thuốc và liều dùng cho trẻ. Không nên tự ý đi mua thuốc cho trẻ uống. Nếu trẻ bị nôn, đi ngoài cần bổ sung nước điện giải cho bé đúng cách. Không tự ý cho bé uống thuốc giảm ho, có thể làm mất triệu chứng điển hình, gây khó khăn cho bác sĩ nếu khám cho trẻ.
Nếu sau khi đã chăm sóc trẻ một cách tích cực nhưng bệnh không thuyên giảm mà có thể còn tăng nặng hơn thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời, tránh những biến chuyển khác của bệnh.
2. Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ cảm cúm
Khi trẻ nhỏ bị cảm cúm, phụ huynh cần lưu ý những điểm như sau:
– Trẻ nhỏ nếu bị cảm cúm không được phép hít phải khói thuốc sẽ làm cho đường hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng, những chất độc hại trong khói thuốc lá có thể khiến cho tình trạng nghẹt mũi, đau họng ở trẻ nặng hơn.
– Không tự ý cho trẻ uống những loại thuốc điều trị cảm lạnh, cảm cúm bán ngoài hiệu thuốc mà không có kê đơn của bác sĩ vì những loại thuốc đó thường thích hợp với người lớn hơn. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh cần phải có chỉ định loại thuốc của bác sĩ mới được sử dụng.
– Đối với trẻ sơ sinh không nên dùng mật ong cho trẻ uống để điều trị cảm cúm vì trong mật ong có những chất khiến cho trẻ dưới 12 tháng có thể bị ngộ độc khi uống.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em tăng mạnh vào mùa hè
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc cho trẻ
– Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp bị cảm cúm do vi rút. Vì vậy, nếu cha mẹ tự ý cho trẻ uống kháng sinh không những không khỏi được bệnh mà còn có thể khiến cho trẻ bị kháng kháng sinh sau này.
3. Phòng bệnh như thế nào?
Việc chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh thường khiến cha mẹ cảm thấy rất mệt mỏi, vừa tốn công sức vừa tốn tiền bạc. Vì vậy, cần chú ý đến vấn đề phòng bệnh cho trẻ như sau:
– Đối với trẻ sơ sinh hãy duy trì sữa mẹ càng lâu càng tốt để có thể ngăn ngừa cảm lạnh trong 12 tháng tuổi. Những kháng thể trong sữa mẹ có thể truyền sang cho bé thông qua việc ăn hàng ngày để bảo vệ bé khỏi những bệnh truyền nhiễm, nhất là cảm lạnh.
– Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ. Sát khuẩn trước khi cho bé ăn và sau khi thay bỉm cho bé là việc làm cần thiết để bảo vệ bé khỏi những loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Nếu đi ra ngoài, cha mẹ cũng cần sát khuẩn tay trước khi chạm vào người bé.
– Thường xuyên diệt khuẩn đồ chơi của bé. Trẻ thường có thói quen cho đồ chơi lên miệng gặm. Đây có thể là nguy cơ để các loại virus vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Chính vì vậy, cần thường xuyên làm sạch đồ chơi hoặc những vậy dụng mà trẻ có thể cho vào miệng mình.
– Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người vì đây là môi trường rất nhiều nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tật. Giữ trẻ cách xa những người lớn có khả năng đang mắc bệnh cảm cúm. Nếu buộc phải đi ra ngoài thì nên cho trẻ đeo khẩu trang dùng một lần để hạn chế virus vi khuẩn lây theo đường giọt bắn.
Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ nhỏ bị cảm cúm và cách chăm sóc trẻ, hy vọng hữu ích với nhiều bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.