Với thời tiết hay thay đổi dạo gần đây, rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm vấn đề mẹo chữa viêm phế quản kết hợp với thuốc cho trẻ như thế nào để nhanh khỏi và giảm tác dụng phụ của thuốc Tây.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn mẹo chữa viêm phế quản mạn tính theo cách dân gian
Viêm phế quản mức độ mạn tính là tình trạng niêm mạc ở đường hô hấp bị kích thích trong một thời gian dài và thường bị tái phát nhiều lần với các triệu chứng nhu ho đờm, khó thở, tức ngực…bệnh nếu không được điều trị dứt điểm hoàn toàn có thể dẫn tới căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
1.Những thông tin cơ bản về viêm phế quản mạn tính
Những người bị bệnh viêm phế quản mạn tính, nhất là trẻ em là do cơ thể không có khả năng bảo vệ đối với các yếu tố xấu từ không khí ở môi trường bên ngoài.
Những yếu tố bên ngoài kể trên đó là: vi rút, vi khuẩn, nấm, những yếu tố liên quan đến không khí như: môi trường ô nhiễm, độ ẩm không khí cao, khói bụi xăng xe, khói thuốc lá,… chính là những tác nhân chính khiến cho bệnh viêm phế quản bị tái đi tái lại nhiều lần nếu như người bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ dễ dàng diễn tiến thành bệnh mạn tính.
Có nhiều yếu tố có thể khiến bệnh viêm phế quản trở thành mạn tính
Ngoài những yếu tố bên ngoài còn có các nguyên nhân bên trong có thể gây nên bệnh như: trẻ có cơ địa dị ứng, do di truyền, do bị suy giảm miễn dịch. Những yếu tố này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn làm cho bệnh bị kéo dài và nặng nề hơn.
Trên thực tế, nhiều người bệnh cảm thấy chủ quan đối với những dấu hiệu như ho đờm, khạc đờm và cho rằng chỉ là do cảm lạnh nên không điều trị bệnh một cách dứt điểm. Từ đó, dẫn đến nhiều người sau khi đi khám đã thành viêm phế quản mạn tính mà không hề biết. Thậm chí có người còn đã biến chứng thành những bệnh như suy hô hấp, bội nhiễm phổi, áp xe và nhiều bệnh khác có thể đe dọa đến tính mạng.
Chính vì vậy khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu như ho đờm kèm theo sốt, ớn lạnh cần đưa trẻ đi khám để điều trị, tránh tình trạng năng hơn và kéo dài có thể khiến bệnh trở thành mạn tính.
2. Các mẹo hỗ trợ chữa bệnh viêm phế quản bằng cách dân gian
Hiện nay, rất nhiều người tin dùng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh viêm phế quản cho trẻ vì cách này thường không có tác dụng phụ lại an toàn cho trẻ, không làm cho trẻ bị mệt mỏi do uống thuốc quá nhiều. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Một số mẹo chữa viêm phế quản bằng phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai thực hiện như:
2.1. Mẹo chữa viêm phế quản bằng mật ong
Mật ong được coi là một loại kháng sinh của tự nhiên vì có chứa nhiều antioxidant, một chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và ức chế virus, vi khuẩn, có khả năng giảm ho, làm dịu cổ họng, giúp hệ miễn dịch được cải thiện để vi khuẩn không thể xâm nhập gây bệnh nữa.
Tìm hiểu thêm: Cúm A có lây không? Phòng tránh như thế nào?
Mật ong có rất nhiều hiệu quả trong việc điều trị viêm phế quản
Ngoài ra, trong mật ong còn chứa chất albumin và Pantothenic có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới, nhờ vậy có thể thúc đẩy việc lành hóa các tế bào niêm mạc phế quản bị viêm.
Đồng thời, mật ong rất tốt cho tiêu hóa vì chứa nhiều enzym tốt, kích thích khả năng ăn ngon miệng, giúp trẻ ăn nhiều hơn để có năng lượng vượt qua sự mệt mỏi khi mắc bệnh.
Có thể dùng nước ấm hòa với mật ong hoặc kết hợp với nguyên liệu khác để làm tăng hiệu quả sử dụng. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có nguy cơ bị ngộ độc.
2.2. Mẹo chữa viêm phế quản bằng củ gừng
Gừng là một nguyên liệu dân gian nổi tiếng để chữa các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và viêm phế quản. Đặc tính của gừng là chống nhiễm trùng, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và giảm các cảm giác khó chịu khi mắc bệnh. Gừng cũng là một nguyên liệu khá phổ biến lại rất an toàn, dễ kiếm dễ sử dụng. Nên kết hợp gừng với những loại nguyên liệu khác để tăng hiệu quả sử dụng lên.
Không nên sử dụng gừng khi đói bụng vì có thể kích ứng lên niêm mạc của dạ dày. Gừng cũng không có những chất tương tự kháng sinh nên không thể dùng để tiêu diệt vi khuẩn mà chỉ giúp tiêu viêm, giảm sưng ở phế quản.
Nên chọn những loại gừng được trồng sạch, tự nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, cần lưu ý những trường hợp sau không được dùng gừng để chữa viêm phế quản như:
– Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú do gừng có tính nhiệt, không tốt cho thai nhi và có thể tiết vào sữa gây nóng trong cho trẻ đang bú sữa mẹ.
– Bệnh tiểu đường
– Bệnh về tim mạch
– Rối loạn máu
2.3. Hỗ trợ chữa viêm phế quản bằng tỏi
Chất Allicin là một loại chất kháng sinh tự nhiên mà trong tỏi có chứa hàm lượng khá lớn loại chất này. Allicin có khả năng kháng khuẩn chống viêm, ức chế hoạt động và sự phát triển của những loại vi rút, vi khuẩn gây nên bệnh viêm phế quản.
Bên cạnh đó, tỏi cũng là loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C và các khoáng chất khác giúp nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ đối với không chỉ bệnh viêm phế quản mà còn nhiều bệnh khác.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: 6 đặc điểm nguy hiểm
Tỏi là loại kháng sinh tự nhiên khá hiệu quả
Có nhiều cách để sử dụng tỏi như một bài thuốc chữa trị bệnh viêm phế quản và tùy vào cơ địa từng người để đánh giá hiệu quả của bài thuốc.
Lưu ý khi dùng tỏi để chữa viêm phế quản: Không áp dụng cho những người bị bệnh gan hoặc mắt, những trẻ có thể trạng suy yếu đang dùng thuốc chống đông máy hoặc bị miễn dịch suy giảm. Những người mắc bệnh tiêu chảy không dùng tỏi sống và người bị dạ dày thì nên hạn chế số lượng dùng để không ảnh hưởng dạ dày.
2.4. Dùng rau diếp cá để hỗ trợ chữa bệnh viêm phế quản
Trong rau diếp cá có chứa hoạt chất chống virus và vi khuẩn, giúp ức chế việc lây lan nhanh chóng của các loại virus, vi khuẩn. Hợp chất bổ sung của natri bisulfit và houttuynin là natri houttuyniae có bên trong rau diếp cá có khả năng kháng lại 21 chủng vi khuẩn gây bệnh. Không những thế, rau diếp cá còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp sản sinh nhiều tế bào máu, tế bào lympho. Người bình thường cũng vẫn nên tăng cường ăn rau diếp cá thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch.
Thêm vào đó, đối với những người bị viêm phế quản, rau diếp cá còn có tác dụng làm loãng đờm, dịu cổ họng, giảm co thắt ngực và các triệu chứng ho, khó thở…giúp bệnh nhanh lành hơn.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm phế quản và mẹo chữa viêm phế quản bằng phương pháp dân gian. Tuy nhiên, các phương pháp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cách tốt nhất và an toàn nhất, phụ huynh nên đưa con đi thăm khám, để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bé. Tránh trường hợp điều trị bằng các phương pháp tại nhà không có hiệu quả, bệnh diễn biến nặng hơn, dẫn tới những nguy hiểm về sức khỏe cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.