Cách điều trị viêm phế quản cấp và những điểm cần lưu ý

Điều trị viêm phế quản cấp nhất là với đối tượng trẻ em là những vấn đề mà nhiều người khá quan tâm, đặc biệt ở điều kiện thời tiết hay có sự thay đổi đột ngột như hiện nay. Có nhiều bệnh về đường hô hấp diễn ra ở thời điểm chuyển mùa nhưng phổ biến nhất vẫn là bệnh viêm phế quản, trong đó đối tượng mắc phổ biến nhất chính là trẻ em.

Bạn đang đọc: Cách điều trị viêm phế quản cấp và những điểm cần lưu ý

1. Thông tin chung về căn bệnh viêm phế quản

Niêm mạc của phế quản là cơ quan nhận nhiệm vụ cản lại những bụi bẩn, khói và các chất độc hại, sau đó vận chuyển chúng ra ngoài để giữ sạch cho đường thở. Khi niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm được gọi là bệnh viêm phế quản cấp. Từ viêm phế quản có thể phát triển thành viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phổi,…

Bệnh viêm phế quản là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về đường hô hấp. Bệnh có thể tự khỏi được sau 1-2 tuần nếu như sức khỏe nền của người bệnh khá tốt.

Cách điều trị viêm phế quản cấp và những điểm cần lưu ý

Bệnh viêm phế quản rất thường thấy ở trẻ em

Tuy nhiên nếu như chủ quan không điều trị bệnh hoặc có những phương án hỗ trợ giúp bệnh nhanh khỏi thì có thể dẫn đến bội nhiễm hoặc trở thành viêm phế quản mạn tính, thậm chí có thể biến chứng thành viêm phổi, suy hô hấp.

1.2. Những triệu chứng

Thông thường các bác sĩ sẽ khai thác những triệu chứng và có thể làm thêm những xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh viêm phế quản.

Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản thường khá phổ biến. Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như sau;

– Ho, tuy nhiên không phải là triệu chứng đặc hiệu của viêm phế quản. Khi bị viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như mũi họng cho đến phổi đều có thể khiến cho người bệnh bị ho. Những bác sĩ có kinh nghiệm thăm khám và phát hiện bệnh viêm phế quá thì chỉ cần nghe tiếng ho lá có thể phát hiện đang viêm ở phần nào của đường hô hấp.

Người bệnh có thể ho theo cơn hoặc ho từng tiếng một, ho khan hoặc ho có đờm. Triệu chứng này có thể kéo dài kèm theo chảy nước mũi hay tức ngực.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao, thậm chí có người không phát hiện được sốt vì có thể cơ thể chỉ bị tăng nhiệt. Sốt có thể xảy ra theo cơn hoặc liên tục trong nhiều ngày.

– Người bệnh có thể bị viêm long hô hấp trên như nghẹt mũi, sổ mũi.

– Xuất hiện nhiều đờm. Đờm là sản phẩm của việc viêm nhiễm đường hô hấp, có thể có màu trắng, vàng hoặc xanh nhưng không nói lên việc viêm nhiễm là do virus hay vi khuẩn.

– Có cơn khò khè khi thở. Khi phế quản bị viêm, thành phế quản sẽ bị co hẹp lại do bị phù nề, cộng với có đờm trong phế quản nên khi trẻ thở, tiếng không khi khi đi qua phế quản sẽ tạo thành tiếng khò khè. m thanh này khác với tiếng khụt khịt mũi khi mũi đang bị viêm.

– Đau họng: Trẻ sẽ bị ngứa họng, cảm giác đau rát khi nuốt, bác sĩ có thể soi thấy họng sưng to tùy vào tình trạng tiến triển của bệnh.

– Mệt mỏi: Cơ thể của trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, không muốn vận động, da xanh xao, uể oải.

1.3. Nguyên nhân viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ những yếu tố như:

– Virus, các loại virus như virus đại thực bào đường hô hấp, virus cúm gia cầm, virus SARS, một số chủng herpes…là những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh này.

– Do vi khuẩn: ít hơn so với nguyên nhân virus, thường ở những nhóm vi khuẩn như Mycoplasma và Chlamydia, phế cầu, Hemophilus influenza

– Trẻ có sức đề kháng kém do hệ miễn dịch đã bị tổn hại bởi những đợt ốm trước đó. Đối tượng trẻ em dưới 12 tháng tuổi thường gặp những vấn đề về viêm nhiễm đường hô hấp.

– Bệnh trào ngược. Do các đợt ợ nóng thường xuyên dẫn đến dịch và thức ăn từ dạ dày có thể đi ngược lên cổ họng và trào vào phế quả, từ đó gây nên viêm nhiễm tại đây.

– Trẻ bị hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người lớn phả ra.

– Trẻ bị hít thở trong không khí quá nhiều ô nhiễm bụi bẩn và bụi vải cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị viêm phế quản.

Tìm hiểu thêm: Mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

Cách điều trị viêm phế quản cấp và những điểm cần lưu ý

Không khí ô nhiễm cũng khiến trẻ dễ bị viêm phế quản

– Sự thay đổi của thời tiết khiến cho những loại virus vi khuẩn sinh sổi nảy nở và phát triển mạnh hơn, dễ xâm nhập vào cơ thể của trẻ em, những đối tượng có sức đề kháng còn yếu.

2. Cách điều trị bệnh cho trẻ bị viêm phế quản

2.1. Cách điều trị viêm phế quản cấp cha mẹ cần lưu tâm

Khoảng hơn 90% nguyên nhân viêm phế quản là do virus gây nên, vậy không cần phải dùng đến kháng sinh. Kháng sinh sẽ được chỉ định khi có những dấu hiệu bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Biểu hiện như sốt kéo dài, khạc ra đờm xanh, vàng, mủ hoặc khi trẻ bị viêm phế quản kèm theo những bệnh lý khác cần phải điều trị bằng kháng sinh.

Những cách để điều trị triệu chứng:

– Sốt có thể dùng thuốc hạ sốt để làm giảm cơn sốt. Có hai nhóm hạ sốt chính là nhóm có chứa paracetamol và nhóm chứa ibuprofen, với ibuprofen chỉ nên dùng khi nhóm kia không hiệu quả và phải xin chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ và trẻ có tiền sử co giật trước đây mỗi khi sốt cao. Những trẻ có bệnh lý tim phổi thần kinh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi hạ sốt cho trẻ bằng thuốc. Không dùng aspirin cho trẻ để hạ sốt.

– Ho là phản xạ của cơ thể để tống đờm ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu trẻ ho quá nhiều có thể dẫn đến nôn ói và không ngủ được. Nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm, giảm ho và dùng thêm thuốc long đờm giúp trẻ nhanh chóng tống hết đờm ra khỏi cơ thể. Không nên dùng thuốc giảm ho hoặc giảm tiết đờm sẽ làm chậm sự hồi phục của trẻ.

Nếu đã áp dụng điều trị một cách tích cực mà trẻ vẫn ho nhiều thì có thể do tình trạng co thắt phế quản hoặc do các bệnh lý khác đi kèm như trào ngược dạ dày thực quản hoặc một số bệnh chưa xác định được nguyên nhân.

– Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, không nên dùng thuốc kháng histamin và thuốc chống xung huyết mũi vì có thể bị tác dụng phụ. Nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý thường xuyên, phun ẩm trong phòng để giảm khô mũi. Không cần khí dung nước muối nếu trẻ không có biểu hiện khò khè.

– Cho trẻ uống thuốc làm loãng đờm cộng với việc cho trẻ uống đủ nước hàng ngày cũng giúp cải thiện tình trạng ho và nhiều đờm.

– Khí dung thuốc giãn phế quản nếu thấy sau khi khí dung tình trạng khó thở, khò khè của trẻ được cải thiện. Không nên dùng thuốc đường uống vì có nhiều tác dụng phụ như run rẩy, đỏ mặt…

Cách điều trị viêm phế quản cấp và những điểm cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Cách nong bao quy đầu cho bé và những lưu ý khi thực hiện?

Nên đưa trẻ đi khám nếu thấy bệnh không thuyên giảm

– Bổ sung các khoáng chất và vitamin để giúp trẻ tăng cường sức khỏe, nhanh lành bệnh.

Hầu hết những trường hợp bị viêm phế quản thông thường sẽ có thể tự khỏi sau 2 đến 3 tuần. Nếu bị năng hơn, bội nhiễm, nhiễm trùng thì có thể sẽ phải cần điều trị bằng kháng sinh.

2.2. Lưu ý những biến chứng khi điều trị viêm phế quản cấp

Đối với bất kỳ bệnh nào không chỉ riêng viêm phế quản, nếu không được điều trị kịp thời có thể mang đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu để bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì có thể trở nên nặng hơn sau mỗi lần bị và trở thành bệnh mạn tính, viêm giãn phế quản, suy hô hấp.

Nếu trẻ bị ho, khò khè, có nhiều đờm kéo dài trên 5 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa trẻ đi khám. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám để đưa ra những phương án điều trị cần thiết và phù hợp nhất với tình trạng bệnh của trẻ. Điều trị kịp thời bệnh viêm phế quản có thể làm giảm nguy cơ bị hen phế quản, phổi tắc nghẽn…

Trên đây là những thông tin về cách điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em, hy vọng sẽ hữu ích với nhiều bậc phụ huynh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *