Hen phế quản hay còn được gọi là hen suyễn là tình trạng viêm đường dẫn khí mãn tính. Bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích thích sẽ có các phản ứng như ho, khò khè khó thở,… Bệnh không thể chữa khỏi mà chỉ có thể điều trị thuyên giảm triệu chứng. Nếu trẻ em mắc bệnh này mà không được phát hiện và kiểm soát kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả nặng nề, dai dẳng. Bố mẹ hãy chú ý đến các triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ em từ sớm để có phương pháp điều trị sớm, đảm bảo sức khỏe cho các con.
Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh hen phế quản ở trẻ em
Bệnh hen phế quản có triệu chứng tiêu biểu là các cơn ho, khò khè khi trời trở lạnh.
1. Bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản là bệnh đường hô hấp khiến phế quản của trẻ bị co thắt, viêm nhiễm gây tăng tiết dịch nhầy làm trẻ bị khó thở, khò khè. Họng của trẻ trở nên nhạy cảm và phản ứng dữ dội khi tiếp xúc với các tác nhân như khói bụi, khói thuốc, phấn hoa,… hoặc bị cảm lạnh, khi trời trở lạnh. Như vậy có thể thấy, bệnh chịu tác động không nhỏ từ môi trường và khí hậu. Bệnh hen suyễn ở trẻ em không có gì khác biệt so với ở người lớn. Điều khác biệt và là điều không may ở bệnh này là trẻ em sẽ gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề và dai dẳng hơn người lớn. Các em sẽ phải sống chung với triệu chứng cho tới khi trưởng thành. Biểu hiện của bệnh càng trở nên nặng hơn khi trẻ sinh hoạt hằng ngày, chơi thể thao,… Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ dưới 5 tuổi.
2. Các triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em
Các bác sĩ chỉ ra triệu chứng bệnh hen suyễn trẻ em tiêu biểu như:
– Ho, húng hắng khi về đêm, sáng sớm, mùa lạnh,…
– Thở khò khè từng cơn hoặc thoáng qua gây khó chịu, biểu hiện thở khò khè thường xuất hiện trước 3 tuổi
– Khó thở
– Ngực tắc nghẽn hoặc có cảm giác nặng, tức
– Khó ngủ do khò khè, thở rít
– Khi trẻ bị lạnh, cúm, các cơn ho, khò khè sẽ nhiều hơn
– Trẻ mệt mỏi, lừ đừ
– Ảnh hưởng đến đường hô hấp trên với triệu chứng điểm hình là viêm long đờm, khạc đờm
– Khi khám, nghe tiếng phổi bất thường, ran rít,…
Các triệu chứng bệnh có thể khác biệt tùy vào độ tuổi và mức độ bệnh. Trẻ có thể chỉ có 1 biểu hiện là thở rít hoặc khò khè nhưng nếu triệu chứng này tái đi tái lại nhiều lần thì lại là cảnh báo đáng quan ngại. Bố mẹ không nên chủ quan mà hãy cho con đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. Việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa rất lớn trong suốt quãng đời của trẻ nếu chẳng may trẻ mắc hen suyễn. Các triệu chứng được kiểm soát tốt sẽ đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ không bị ảnh hưởng quá lớn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ cần theo sát con để phát hiện triệu chứng. Với trẻ lớn hơn thì bố mẹ có thể hỏi han, miêu tả trạng thái để nắm được tình hình. Để nhận biết bệnh dễ hơn, bố mẹ hãy quan sát con thật kỹ mỗi khi con đi chơi, vận động, mùa lạnh,… hoặc khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi, khói thuốc,…
Tìm hiểu thêm: Phân biệt sốt xuất huyết với một số bệnh khác
Bố mẹ cần chú ý đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
3. Nguyên nhân khiến trẻ em bị hen phế quản
Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ như sau:
– Môi trường và các tác nhân gây dị ứng: bụi, phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, bụi, bọ trong chăn đệm… Trẻ có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh hơn. Ngoài các yếu tố môi trường, trẻ còn có thể bị hen suyễn khi có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm.
– Di truyền: bệnh hen suyễn có tính di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc hen suyễn thì hãy chú ý dự phòng và cho trẻ khám sức khỏe định kỳ sớm phát hiện bệnh.
– Xuất phát từ các bệnh lý như trào ngược dạ dày, sốt,…
– Bệnh lý nhiễm trùng hô hấp: viêm mũi, viêm xoang,…
– Cảm lạnh, thời tiết là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc
– Một số loại thuốc như aspirin, penicillin,… có thể là tác nhân gây nên cơn hen suyễn của trẻ
Các tác nhân này gây tăng nhạy cảm cho đường hô hấp của trẻ, phổi và đường hô hấp bị phù nề, tăng tiết dịch nhầy cản trở hô hấp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh không có các biểu hiện rõ ràng hoặc chỉ là biểu hiện thoáng qua.
Lưu ý: hen phế quản không phải bệnh truyền nhiễm, chỉ có tính chất di truyền.
4. Điều trị bệnh hen phế quản
Việc điều trị cho trẻ phụ thuộc vào tuổi, tác nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ. Quá trình điều trị cần đạt được các kết quả:
– Ít hoặc thuyên giảm triệu chứng bệnh
– Đảm bảo không hoặc ít ảnh hưởng đến hoạt động thể chất
– Hạn chế hoặc không có tác dụng phụ của thuốc
Với đối tượng trẻ dưới 3 tuổi, bác sĩ có thể chỉ định: theo dõi chưa cần dùng thuốc bởi tác dụng của thuốc hen suyễn với trẻ chưa được chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ hen nặng có thể thử điều trị và được bác sĩ theo dõi liên tục. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh hen phế quản của trẻ:
– Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn: Corticosteroid dạng hít sử dụng trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng không được dùng lâu dài; điều chỉnh Leukotriene ngăn ngừa triệu chứng bệnh đến 24h; thuốc hít kết hợp chỉ được sử dụng khi trẻ không cho tác dụng với các loại thuốc khác; thuốc viên Theophylin dùng hàng ngày; thuốc điều hòa miễn dịch dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên có cơn hen trung bình và nặng.
– Thuốc cắt cơn làm giãn đường thở đang bị phù nề, tiết dịch giúp giảm triệu chứng nhanh chóng
5. Phương pháp phòng ngừa
Bố mẹ có thể chú ý đến những yếu tố sau để phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm các triệu chứng:
– Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, đảm bảo không gian sống, vui chơi của trẻ trong lành
– Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng hoặc dễ gây dị ứng
– Giữ trẻ hạn chế tiếp xúc với động vật, thú cưng
– Giữ ấm trẻ khi vào mùa lạnh và tăng cường bảo vệ đường hô hấp của trẻ bằng cách đeo khẩu trang, vệ sinh hàng ngày
– Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh sớm nếu trong gia đình có người mắc bệnh. Đặc biệt đề cao cảnh giác khi bố hoặc mẹ có bệnh.
– Uống đủ nước, ăn đủ chất, bổ sung hoa quả, vitamin
– Tiêm vắc xin cúm
– Vệ sinh chăn màn thường xuyên
>>>>>Xem thêm: Cách chữa tay chân miệng hiệu quả cho trẻ
Trẻ bị hen phế quản không nên tiếp xúc với động vật.
Trẻ khi đã mắc hen suyễn đồng nghĩa với việc sống cả đời với bệnh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống trong tương lai của trẻ. Bố mẹ hãy đề cao cảnh giác, đồng hành và cho con kiến thức về bệnh để kiểm soát các triệu chứng dữ dội. Lựa chọn Khoa Nhi Thu Cúc TCI chăm sóc sức khỏe con yêu tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.