Nhận biết dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Còi xương, suy dinh dưỡng là một vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu ngay các dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng và cách điều trị khoa học để bảo vệ trẻ tối ưu ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Nhận biết dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng

1. Tổng quan còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ

Còi xương là tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin D dẫn tới quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho gặp cản trở, khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và gặp nhiều vấn đề về xương khớp. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, thậm chi là trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân như thiếu ánh sáng, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin D, gia đình có tiền sử mắc bệnh hoặc trẻ mắc một số bệnh lý toàn thân…

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu vitamin, khoáng chất khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường bị sụt cân, cân nặng không đạt tiêu chuẩn, có thể chậm phát triển về thể chất, vận động… Nguyên nhân chính dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ là do chế độ ăn không đảm bảo hoặc do cơ thể trẻ không thể hấp thu, chuyển hóa dưỡng chất cần thiết cho hoạt động sống.

Trước đây, điều kiện sinh hoạt kém khiến tỷ lệ trẻ mắc còi xương, suy dinh dưỡng tăng cao. Thời gian gần đây, mặc dù số trẻ gặp phải các tình trạng này ít đi nhưng còi xương và suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề đáng báo động, cần được xử trí và phòng ngừa đúng cách.

Nhận biết dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Còi xương, suy dinh dưỡng là tình trạng thường gặp ở trẻ do thiếu vitamin D và các dưỡng chất cần thiết

2. Dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng là gì?

Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ còi xương, suy dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi thông qua đó, bác sĩ sẽ có thể đưa ra các phương án điều trị phù hợp cho trẻ.

2.1. Dấu hiệu trẻ bị còi xương

Đối với trẻ mắc còi xương, cha mẹ có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu thường gặp như sau:

– Thóp mềm, lâu liền

– Có bướu trán, bướu đỉnh

– Lâu mọc răng

– Răng dễ sâu và rụng

– Lồng ngực hình gà

– Ngực có chuỗi hạt sườn

– Chân tay vòng kiềng…

– Chán ăn

– Da xanh thiếu máu

– Suy dinh dưỡng

– Lách to…

2.2. Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển dẫn tới suy dinh dưỡng thì thường biểu hiện thành các vấn đề sau:

– Trẻ sụt cân, không đủ cân

– Cơ thể chậm phát triển

– Người mệt mỏi

– Chán ăn

– Quấy khóc

– Phù thũng toàn thân

– Da xanh xao, nhăn nheo

– Hạ canxi

– Mắt khô

– Quáng gà

– Đề kháng kém…

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu này, cha mẹ có thể nghi ngờ tới vấn đề còi xương và suy dinh dưỡng. Việc mà các bậc phụ huynh cần làm chính là đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám kịp thời, chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh sớm.

Nhận biết dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng thường là chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, người mệt mỏi….

 

3. Điều trị đúng cách cho trẻ

3.1. Điều trị còi xương

Đối với trẻ bị còi xương, bác sĩ thường chỉ định bổ sung vitamin D dạng uống hoặc từ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Đồng thời, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng, nghỉ ngơi khoa học để trẻ tăng cường đề kháng, giúp cải thiện tình trạng còi xương một cách tốt hơn.

Việc bổ sung vitamin cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ nhi khoa, bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đúng và đủ vitamin cần thiết. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng, vitamin cho trẻ khi chưa có khuyến cáo.

3.2. Điều trị suy dinh dưỡng

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thông qua thực phẩm. Khi đó, mẹ nên cho bé ăn một chế độ giàu dinh dưỡng, đủ các nhóm chất cần thiết để nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng hoặc khó hấp thu từ thịt cá, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung vitamin, dưỡng chất, vi chất thông qua đường uống để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ.

Ngoài ra, một số trường hợp trẻ bị nặng có thể được chỉ định bù nước, điện giải, truyền đạm và sử dụng một số loại thuốc phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ có nước, cha mẹ cần lưu ý những gì?

Nhận biết dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng cần được khám và điều trị đúng cách với bác sĩ chuyên khoa

4. Chăm sóc trẻ đúng cách

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng là rất cao. Vì vậy trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ cần lưu ý tới các vấn đề sau:

– Lựa chọn thực phẩm tươi xanh, có nguồn gốc tự nhiên để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

– Nên cân bằng các nhóm chất qua thực phẩm cho trẻ ăn và chế biến đa dạng món để trẻ có hứng thú hơn trong việc ăn uống.

– Cần lưu ý là trong quá trình chế biến và nấu, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn các tác nhân có hại tấn công tới sức khỏe, hệ tiêu hóa của trẻ…

– Cho trẻ uống đủ nước, uống sữa, nước trái cây… để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.

– Xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách khoa học, đeo khẩu trang và sát khuẩn tay sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh đồ dùng, quần áo…

– Thường xuyên để trẻ tham gia một số hoạt động ngoài trời nhẹ nhàng, tập luyện thể dục thể thao phù hợp để cơ thể trẻ dẻo dai và trao đổi chất tốt hơn.
– Sử dụng thuốc điều trị bệnh đúng cách cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ để không gây ra các tác dụng phụ bởi đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu và mắc còi xương, suy dinh dưỡng…

– Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo độ tuổi, thời điểm và đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo để chủ động kiểm soát, xử trí kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Nhận biết dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng

>>>>>Xem thêm: Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì ngay? 

Lựa chọn thực phẩm tươi xanh, có nguồn gốc tự nhiên để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Như vậy có thể thấy, các dấu hiệu trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng có thể dễ dàng nhận biết nếu như cha mẹ chăm sóc và quan sát con kỹ lưỡng. Nếu phát hiện bé có dấu hiệu lạ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, đồng thời tuân thủ chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng giúp trẻ hồi phục.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *