Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ: Toàn bộ thông tin cơ bản

Bên cạnh các bệnh viêm đường hô hấp trên – dưới và các bệnh truyền nhiễm cấp tính, tiêu chảy cấp cũng là một bệnh lý vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, chắc chắn vẫn còn nhiều vấn đề về bệnh lý này, cho đến thời điểm hiện tại, bố mẹ vẫn chưa biết. Bài viết sau chia sẻ với bố mẹ những thông tin như thế, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ: Toàn bộ thông tin cơ bản

1. Khái niệm

Tiêu chảy là tình trạng tăng cao đột ngột của dịch trong phân. Theo đó, tiêu chảy cấp là tiêu chảy, khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. Tiêu chảy cấp có thể là một bệnh hoặc một triệu chứng của các bệnh khác – bệnh rối loạn đường tiêu hóa và rối loạn ngoài đường tiêu hóa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm trên toàn cầu, số lượng trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp rơi vào khoảng 1,5 tỷ. Trong đó, số lượng trẻ tử vong là khoảng 4 triệu; 80% trẻ tử vong nhỏ hơn 2 tuổi. Như vậy, có thể khẳng định, tình trạng này là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ toàn cầu nói chúng và trẻ nhỏ tại các nước đang phát triển, như Việt Nam, nói riêng.

2. Nguyên nhân

Tiêu chảy cấp xuất hiện không phân biệt thời gian. Tuy nhiên, bệnh phát triển mạnh mẽ hơn cả vào mùa Hè và khoảng giao mùa Đông – Xuân. Đây là những thời điểm lý tưởng để các tác nhân tiêu cực gây tiêu chảy sinh sôi. Theo đó, những tác nhân gây tiêu chảy cấp đó là:

– Virus: Phổ biến nhất là Rotavirus và Enterovirus (Trong đó, Rotavirus thường gặp vào khoảng giao mùa Đông – Xuân còn Enterovirus phát tán dữ dội vào mùa Hè.). Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy do những virus sau: Adenovirus, Astrovirus, Calicivirus, Norwalk Virus, Norovirus, Parvovirus,…

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ: Toàn bộ thông tin cơ bản

Rotavirus thường gặp vào khoảng giao mùa Đông – Xuân

– Vi khuẩn: Tiêu chảy ở trẻ có thể khởi phát do vô số vi khuẩn. Trong đó, có thể kể đến: Bacillus, Campylobacter jejuni, Clostridium botulinum, E. coli, Listeria monocytogenes, Salmonella, Shigella, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae, Yersinia enterocolitica…

– Ký sinh trùng: Cryptosporidium, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Toxoplasma gondii,… là những ký sinh trùng gây tiêu chảy ở trẻ trong nhiều trường hợp.

Nếu phát sinh do những tác nhân trên, tiêu chảy cấp là một bệnh (nhiễm trùng đường tiêu hóa). Nếu là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thì chúng ta có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này (hay dẫn đến rối loạn tiêu hóa) là: Trẻ có chế độ dinh dưỡng nhiều đường, trẻ dị ứng thực phẩm, trẻ không dung nạp Lactose, Fructose hoặc Sucrose, trẻ mắc các vấn đề về ruột như bệnh Celiac, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,…

Nhìn chung, nguy cơ bị tiêu chảy cấp ở mọi trẻ là đồng đều. Tuy nhiên, nếu có một hoặc nhiều vấn đề sau, trẻ có nguy cơ bị cao hơn so với bình thường:

– Không uống sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu đời, cai sữa sớm;

– Từ 6 – 11 tháng tuổi, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm;

– Nước sinh hoạt của gia đình không sạch, nước uống của trẻ không sôi hoặc đã sôi nhưng để lâu, dụng cụ chế biến, hoạt động chế biến và dụng cụ ăn uống của trẻ không đảm bảo vệ sinh, trẻ không rửa tay trước khi ăn uống,…;

– Trẻ suy giảm miễn dịch.

3. Dấu hiệu nhận biết

Tiêu chảy cấp có dấu hiệu nhận biết điển hình là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, phân như thế nào được xác định là lỏng và đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày được xác định là nhiều? Câu trả lời cho 2 câu hỏi này là khác nhau ở mỗi độ tuổi của trẻ.

– Trẻ sơ sinh: Ở trạng thái bình thường, phân của trẻ mềm, màu xanh lá/vàng/nâu, có thể lấm tấm hạt nhỏ màu trắng; trẻ thường đi ngoài 3 – 10 lần/ngày.

– Trẻ trên 1 tuổi: Ở trạng thái bình thường, phân của trẻ mềm nhưng có khuôn; trẻ thường đi ngoài 1 – 2 lần/ngày.

Tình trạng đi ngoài phân nhiều nước, không có khuôn, nhiều hơn 10 lần/ngày với trẻ sơ sinh và nhiều hơn 2 lần/ngày với trẻ trên 1 tuổi được gọi là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.

Ngoài dấu hiệu nhận biết điển hình, tình trạng này còn một số dấu hiệu nhận biết không điển hình là: Sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi,…

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ: Toàn bộ thông tin cơ bản

Phân lỏng là phân nhiều nước, không có khuôn

4. Điều trị

Tiêu chảy cấp không chỉ có một phương pháp điều trị, bởi đây là vấn đề sức khỏe không chỉ có một nguyên nhân. Khi nghi ngờ trẻ bị gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để trẻ được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với nguyên nhân phát sinh bệnh:

– Tiêu chảy do nhiễm trùng đường tiêu hóa: Trẻ tiêu chảy do virus chỉ cần bổ sung nước và các chất điện giải. Trong khi đó, trẻ tiêu chảy do vi khuẩn phải dùng kháng sinh và trẻ tiêu chảy do ký sinh trùng phải dùng thuốc chống ký sinh trùng.

– Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa: Xảy ra khi trẻ dung nạp thực phẩm lạ, cơ thể từ chối tiêu hóa, như khi trẻ bú mẹ/trẻ ăn lỏng chuyển sang ăn dặm, trẻ ăn ở nhà chuyển sang ăn ở trường,…. Phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả cho trường hợp này là vừa tập cho trẻ quen với thực phẩm mới vừa lắng nghe phản ứng cơ thể trẻ. Trẻ phản ứng tiêu cực với thực phẩm nào, ngưng cho trẻ ăn thực phẩm đó và thử lại sau một thời gian.

– Tiêu chảy do dị ứng thực phẩm: Loại bỏ thực phẩm trẻ dị ứng ra khỏi thực đơn của trẻ.

– Tiêu chảy do không dung nạp Lactose, Fructose hoặc Sucrose: Hạn chế hoặc tốt nhất là không cho trẻ sử dụng các chế phẩm từ sữa, như sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ, kem,…

– Tiêu chảy do bệnh Celiac: Hạn chế hoặc tốt nhất là không cho trẻ sử dụng thực phẩm chứa Gluten, như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,…

– Tiêu chảy do viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,…: Muốn điều trị tiêu chảy trong trường hợp này, phải điều trị dứt điểm các bệnh viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,… ở trẻ, bằng các phương pháp nội khoa, ngoại khoa và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Trong quá trình chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà sau thăm khám với chuyên gia, nếu trẻ có các dấu hiệu sau, bố mẹ phải cho trẻ tái khám lập tức, không chần chừ: Trẻ sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt; môi, da bị khô, mắt trũng, thóp lõm; khóc nhiều nhưng ít hoặc không có nước mắt; không đi tiểu trong 4 – 6 giờ; bú/ăn kém; đi ngoài phân máu; li bì, lơ mơ hoặc co giật.

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ: Toàn bộ thông tin cơ bản

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị viêm phổi kèm ho nhiều có cần nhập viện?

Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, cho trẻ thăm khám với chuyên gia

Phía trên là toàn bộ thông tin cơ bản nhưng hữu ích về tiêu chảy cấp không phải bố mẹ nào cũng biết. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *