Bệnh thủy đậu trẻ em là một bệnh thường lành tính nhưng có khả năng lây lan nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Bạn đang đọc: Bệnh thủy đậu trẻ em là gì và cách chăm sóc trẻ tại nhà
1. Những thông tin chung về căn bệnh thủy đậu
1.1. Bệnh thủy đậu trẻ em là gì?
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nguyên nhân do virus, độ tuổi mắc thủy đậu thường ở lứa tuổi dưới 15 là phần lớn. Thời điểm virus thủy đậu dễ phát tán là lúc giao mùa, khi khí hậu nóng ẩm và thường xảy ra ở những nơi tập trung mật độ dân cư đông đúc.
Bệnh thủy đậu thường lành tính và nếu chú ý cách chăm sóc và giữ vệ sinh thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần đi viện. Tuy nhiên, nếu để bệnh bị biến chứng thì hậu quả rất nặng nề. Trẻ bị thủy đậu biến chứng có thể bị viêm phổi, viêm não, viêm màng não, hôn mê, co giật…thậm chí có thể là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh thủy đậu được coi là lành tính nhưng khả năng lây lan nhanh
Tại nước mình, thủy đậu được xếp vào nhóm 5 bệnh truyền nhiễm hay gặp và có tỷ lệ lây cao. Đối với lứa tuổi trẻ dưới 12 tháng, bệnh thường ảnh hưởng nặng nề hơn và có khả năng cao bị zona thần kinh về sau.
1.2. Triệu chứng bệnh thủy đậu trẻ em là gì?
Dấu hiệu dễ nhận thấy ở trẻ em khi mắc bệnh thủy đậu đó là xuất hiện những mụn nước nhỏ màu đỏ rải rác trên bề mặt của da. Thông thường bệnh thủy đậu sẽ có 4 giai đoạn phát triển là:
– Ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh sẽ khoảng từ 14 đến 16 ngày, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, bệnh sẽ phát triển trong vòng từ 10 đến 21 ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh không có biểu hiện gì để phát hiện đang nhiễm thủy đậu.
– Khởi phát là giai đoạn sau khi ủ bệnh, thời điểm này bệnh nhân có thể gặp một số những triệu chứng như sốt nhẹ, người mệt mỏi chán ăn…một số trường hợp có thể bị nổi hạch tai, viêm họng. Những triệu chứng ở giai đoạn này thường giống với bệnh cảm cúm nên hay bị nhầm lẫn, chủ quan nên bỏ qua thời điểm vàng điều trị bệnh.
– Toàn phát bệnh là giai đoạn mà các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn khi xuất hiện những ban đỏ kèm theo nước bên trong. Lúc đầu những ban này có thể xuất hiện ở lưng, ngực và mặt, sau đó lan rộng ra cả cơ thể. Nếu mụn bị vỡ ra thì nước dịch bên trong chảy đến đâu, bệnh lây lan đến đấy và có khả năng bị bội nhiễm.
– Hồi phục sau từ 7 đến 10 ngày nếu được điều trị bệnh đúng cách. Các nốt mụn ở giai đoạn này sẽ khô đóng vảy và dần bong ra.
1.3. Nguyên nhân bệnh
Virus herpes zoster là nguyên của căn bệnh thủy đậu. Virus này thuộc dòng họ herpesviruses có kích thước từ 150 đến 200 nano mét. Loại virus này có thể sống được đến vài ngày trong vảy thủy đậu và sẽ bị tiêu diệt nếu bị sát trùng bằng thuốc.
Ở trẻ em bệnh thủy đậu rất dễ lây truyền vì khi trẻ đi học, môi trường các bạn hay hắt xì, ho khiến cho những giọt bắn có thể dính vào trẻ, khiến trẻ mắc bệnh. Đặc biệt đối với những trẻ em chưa được tiêm phòng bệnh thủy đậu đầy đủ thì khả năng nhiễm bệnh sẽ càng cao hơn khi đến tuổi đi học.
Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ: Dấu hiệu, phương pháp điều trị và phòng bệnh?
Bệnh này do virus gây ra và chưa có thuốc chữa đặc hiệu
Những biến chứng của căn bệnh thủy đậu đối với đối tượng là trẻ em:
– Da và mô mềm bị nhiễm trùng
– Viêm gan, phổi, não
– Viêm khớp
– Nhiễm trùng máu
– Trẻ khi chưa sinh ra, còn ở trong bụng mẹ giai đoạn trước 20 tuần mà mẹ đã mắc thủy đậu thì có khả năng cao trẻ đó sẽ bị khuyết tật. Nếu ở giai đoạn từ 20 đến 36 tuần thì trẻ có thể bị zona sau khi sinh ra. Nếu gần sinh mà mẹ mắc bệnh thủy đậu thì trẻ sau khi sinh ra có thể bị thủy đậu luôn.
2. Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị thủy đậu
Trước tiên khi phát hiện con bạn có những dấu hiệu của căn bệnh thủy đậu, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để để bác sĩ quyết định việc điều trị cho trẻ là cần nhập viện hay có thể điều trị tại nhà. Hầu hết các phương án điều trị bệnh thủy đậu hiện nay là điều trị triệu chứng chứ không phải điều trị nguyên nhân.
Nếu được chỉ định có thể điều trị tại nhà thì các bậc cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn và phác đồ thuốc của bác sĩ. Thuốc bôi da cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ, không được tự ý mua thuốc theo lời mách bảo của người không có chuyên môn hoặc theo ý kiến chủ quan của bản thân.
Tùy theo trường hợp bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ có thể kê những loại thuốc như thuốc kháng virus, hạ sốt, giảm đau, vitamin…
Đối với trường hợp trẻ mắc thủy đậu bẩm sinh, tức khi trẻ trong bụng mẹ đã bị nhiễm thủy đậu rồi thì thường trẻ đã có những di chứng khá nặng nề. Vì vậy khi sinh ra, việc điều trị khỏi hoàn toàn những di chứng này là rất khó khăn, đôi khi là bất khả thi. Chính vì vậy nên tránh để thai nhi bị nhiễm bệnh khi chưa sinh ra.
>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản là gì? Các điều trị viêm phế quản cho bé?
Tiêm phòng có thể giúp trẻ không bị mắc thủy đậu bẩm sinh
Những lưu ý đối với việc chăm sóc trẻ em bị mắc thủy đậu:
– Cách li, không cho trẻ tiếp xúc với người khác, tránh bệnh lây lan.
– Nên cắt móng tay cho trẻ, hoặc cho trẻ đi bao tay để tránh trẻ ngứa và cào vỡ nhưng mụn nước khiến nhiễm trùng hoặc lây lan rộng hơn.
– Lên thực đơn chăm bệnh phù hợp với bệnh nhân bị thủy đậu.
– Cho trẻ mặc quần áo thấm mồ hôi và luôn chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ.
– Khi chăm sóc trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần đeo khẩu trang và sau đó cần sát khuẩn tay ngay để tránh nguy cơ lây lan bệnh tật sang chính cha mẹ hoặc người thân khác trong gia đình và trong cộng đồng.
– Nếu trẻ bị ngứa nhiều, cha mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm và tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm một số loại kem dưỡng da nhằm giảm bớt cảm giác ngứa ở trẻ.
Trên đây là những thông tin về bệnh thủy đậu trẻ em và cách chăm sóc trẻ khi ở nhà. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích với nhiều phụ huynh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.