Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ là bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có những biểu hiện gì, khi trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời, chăm sóc đúng cách để quá trình điều trị được thuận lợi?
Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
1. Sơ lược về sốt xuất huyết
Muỗi vằn đốt là nguyên nhân lây truyền sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến, có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ có mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bệnh lây truyền thông qua muỗi vằn, chủ yếu là chủng Aedes aegypti. Một loại muỗi có màu đen và những đốm trắng trên thân. Loại muỗi này mang virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Khi muỗi đốt người, virus dengue sẽ được truyền nhiễm vào cơ thể và gây bệnh. Ngược lại, trong trường hợp người bị đốt mang sẵn virus, thì virus này sẽ nhiễm sàng muỗi và tiếp tục lây lan sang người khác nếu bị loại muỗi này đốt.
Ở Việt Nam, dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào thời điểm thuận lợi cho muỗi vàng phát triển, đặc biệt là vào mùa mưa tháng 7 đến tháng 10.
2. Các triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ
Tương tự như các bệnh truyền nhiễm khác, sốt xuất huyết phát triển qua các giai đoạn khác nhau với những triệu chứng điển hình riêng:
2.1. Giai đoạn sốt khởi phát
Khi nhiễm bệnh, trẻ bắt đầu có hiện tượng sốt. Cơn sốt ập đến và nhanh chóng chuyển sốt cao từ 39 đến 40 độ C và kéo dài từ 2 đến 5 ngày đầu. Sốt do sốt xuất huyết có thường đi kèm các triệu chứng như:
– Sốt cao và kéo dài, khó giảm bằng sử dụng thuốc hạ sốt thông thường.
– Sốt kèm theo hiện tượng đau nhức cơ, hắt hơi và sổ mũi.
– Trẻ mệt mỏi, bỏ ăn.
– Có hiện tượng xuất huyết ở nhiều vị trí: nổi các đốm đỏ (máu) trên bề mặt da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Tìm hiểu thêm: Lồng ruột ở trẻ em là gì? cần điều trị như thế nào
Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, trẻ thường bị sốt cao liên tục
2.2. Giai đoạn nguy hiểm của bệnh
Sau khi kết thúc giai đoạn sốt, bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Tuy nhiên ở giai đoạn này, trẻ có thể hạ sốt nên rất nhiều cha mẹ lầm tưởng trẻ đã qua giai đoạn nguy hiểm nên chủ quan. Trên thực tế, lúc này thành mạch máu tăng tính thấm gây ra tình trạng thoát huyết tương sẽ gây ra một loạt các triệu chứng như:
– Trẻ bứt rứt, lờ đờ và mệt mỏi.
– Tay chân, da và toàn bộ cơ thể lạnh.
– Mạch đập nhanh.
– Huyết áp tâm trương tăng nhanh, huyết áp tâm thu giảm.
– Huyết áp tụt thấp, thậm chí không đo được huyết áp.
– Trẻ bí tiểu, đau bụng, chướng bụng.
– Trẻ có thể bị xuất huyết trong nội tạng.
– Trẻ khát nước.
Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong bất cứ lúc nào, chính vì thế cần theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ để kịp thời xử lý.
2.3. Giai đoạn lùi bệnh, phục hồi
Sau khi vượt qua cơn nguy hiểm từ 48 – 72 giờ, trẻ bắt đầu có dấu hiệu hồi phục với những biểu hiện như:
– Trẻ bắt đầu tiểu tiện nhiều hơn.
– Trẻ thèm ăn.
– Huyết áp trở lại ổn định.
– Các xét nghiệm trở về thông số bình thường.
3. Điều trị và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết đúng cách
Hiện nay, đối với bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị riêng. Quá trình điều trị tập chung chủ yếu vào việc điều trị làm giảm các triệu chứng. Chính vì thế, quá trình điều trị thường phức tạp và cần theo dõi sát sao các thời điểm thông qua các triệu chứng của bệnh.
Ở trẻ nhỏ, khi có dấu hiệu sốt xuất huyết (tình trạng sốt cao) hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để thực hiện xét nghiệm tìm ra nguyên nhân sốt xuất huyết. Nếu trẻ bị sốt xuất huyết, cách tốt nhất là cho trẻ nhập viện để theo dõi diễn biến của bệnh. Đặc biệt giai đoạn toàn phát (giai đoạn hạ sốt sau đợt kịch sốt) cha mẹ tuyệt đối không lơ là chủ quan khi chăm sóc trẻ.
Trong quá trình chăm sóc trẻ, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
3.1. Hạ sốt đúng cách cho trẻ
Việc hạ sốt đúng cách vô cùng quan trọng bởi trẻ sốt cao hay hạ sốt đột ngột đều gây nguy hiểm tính mạng của trẻ. Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ mà hãy theo chỉ dẫn của bác sĩ đúng liều lượng và thời gian sử dụng.
Một số biện pháp thủ công có thể giúp trẻ hạ nhiệt an toàn là: cho trẻ mặc đồ thoáng, dễ thấm mồ hôi, chườm khăn ấm cho trẻ vùng trán, nách và vùng bẹn, không dùng khăn lạnh hoặc khăn nóng vì sẽ gây phản tác dụng.
3.2. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể tự phục hồi nhanh hơn. Cha mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ và sử dụng các thức ăn mềm, lỏng để trẻ dễ hấp thụ hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống sữa hay dùng nước trái cây vào các bữa phụ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
3.3. Luôn bổ sung đủ nước
Sốt xuất huyết thường kèm theo hiện tượng mất nước do trẻ sốt cao và kéo dài. Cha mẹ bổ sung nước cho trẻ bằng dung dịch oresol (cần pha đúng tỷ lệ để không gây độc) và các loại nước trái cây, nước uống.
Sau khi khỏi bệnh, nhu cầu năng lượng của trẻ rất lớn, chính vì thế cha mẹ hãy giúp trẻ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để có thể lấy lại thể trạng bình thường.
4. Phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bướu máu ở trẻ em
Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn muỗi vằn phát triển, phòng chống sốt xuất huyết
Thông thường, khi bị nhiễm sốt xuất huyết cơ thể có thể tự sản sinh kháng chống lại virus khi chúng xâm nhập lần tiếp theo. Tuy nhiên ở trẻ, có rất nhiều trường hợp vẫn bị tái lại sốt xuất huyết và lần sau mức độ nguy hiểm nghiêm trọng hơn lần trước rất nhiều. Chính vì thế không được chủ quan bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa sốt xuất huyết.
Hơn thế nữa, tác nhân lây nhiễm sốt xuất huyết là muỗi – loại sinh vật cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh sốt nguy hiểm khác như sốt rét,…, chính vì vậy, phòng ngừa tốt nhất là triệt tiêu sự phát triển và sinh sôi của muỗi bằng cách:
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh, phát quang các bụi cây, bụi rậm.
– Không để tồn đọng nước kéo dài trong các vật dụng như chum chậu, chai lọ,…
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đồ đạc gọn gàng tránh muỗi trú ngụ.
– Làm sạch các đầu cống, mương rãnh chứa nước hoặc nước thải tránh muỗi sinh sôi.
– Có thể sử dụng các loại tinh dầu đuổi muỗi trong phòng thay cho các thuốc muỗi để bảo vệ sức khỏe.
Trên đây là một số vấn đề liên quan tới tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. Hi vọng rằng bài viết đã đem đến cho cha mẹ những hiểu biết đúng về bệnh cũng như những lưu ý đúng khi chăm sóc trẻ nhiễm bệnh
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.