Những thông tin về bệnh quai bị ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Bệnh quai bị ở trẻ là loại bệnh có khả năng lây nhiễm thông qua tuyến nước bọt. Trẻ em cần được đảm bảo tiêm chủng đầy đủ phòng bệnh quai bị để không bị lây nhiễm bởi bệnh có thể dễ dàng truyền sang cho người khác thông qua tiếp xúc với dịch tiết mũi hoặc nước bọt khi hắt hơi hoặc ho.

Bạn đang đọc: Những thông tin về bệnh quai bị ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị virus quai bị mà thường chỉ điều trị bằng cách điều trị triệu chứng bệnh cho đến khi hệ miễn dịch của người bệnh đủ sức chống lại virus. Bệnh thường tự khỏi trong vòng tối đa 2 tuần, đối với trẻ em, thời gian lành bệnh có thể từ 10 đến 12 ngày và 1 tuần là thời gian 2 bên mang tai hết sưng. Phụ nữ bị quai bị có khả năng cao xảy thai cao hơn trong 4 tháng đầu tiên của thai kỳ.

1. Những thông tin cần biết về căn bệnh quai bị

1.1. Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh gì?

Quai bị là bệnh do virus gây ra làm cho tuyến nước bọt, hay còn gọi là tuyến mang tai bị sưng đau, viêm nhiễm. Bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc dịch tiết của người bệnh.

Virus quai bị có thể xâm nhập vào nhiều bộ phận trên cơ thể nhưng chủ yếu nhất vẫn là tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm ở vùng dưới gò má và hai bên trước tai, cụ thể là nằm ở vùng giữa tai và hàm. Khi nhiễm virus quai bị, tuyến nước bọt sẽ bị sưng lên và gây đau đớn.

Những thông tin về bệnh quai bị ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Bệnh quai bị thường thấy nhiều ở trẻ em hơn ở người lớn

Trước khi vắc xin quai bị được tìm ra vào năm 1967, bệnh quai bị rất phổ biến trên thế giới. Những người mắc quai bị 1 lần sẽ có khả năng tạo kháng thể trong cơ thể để bảo vệ suốt đời nên hầu như sẽ không mắc lại lần thứ 2. Nếu như tuyến nước bọt bị sưng lần nữa có thể nguyên nhân không phải do quai bị mà là do một loại nhiễm trùng khác ở tuyến nước bọt.

1.2. Bệnh quai bị ở trẻ có triệu chứng gì?

Trong khoảng 2 tuần sau khi trẻ nhiễm virus, những triệu chứng của bệnh quai bị sẽ có thể bắt đầu xuất hiện. Những triệu chứng này có thể bị lầm tưởng với bệnh cảm cúm vì những biểu hiện khá giống của chúng:

– Mệt mỏi

– Đau cơ

– Đau đầu

– Ho và sổ mũi

– Biếng ăn

– Sốt

– Đau quai hàm

Sau đó vài ngày, tiến triển của bệnh sẽ làm cho bé bị sốt trên 39 độ và tuyến nước bọt bị sưng lên. Thời điểm này, virus quai bị có thể bị phát tán lây lan thông qua tiếp xúc với người khác.

Tuyến nước bọt của trẻ khi bị bệnh sẽ sưng và đau theo từng đợt hoặc khi ăn uống sẽ có cảm giác bị đau hơn.

Phần lớn trẻ em khi bị bệnh quai bị sẽ có những biểu hiện trên nhưng có đến 1/3 số trẻ quai bị lại không hề có biểu hiện của bệnh hoặc triệu chứng bệnh rất nhẹ nên có thể người lớn không phát hiện được

1.3. Những biến chứng và khả năng lây nhiễm của bệnh

Biến chứng của bệnh quai bị không phải phổ biến. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, biến chứng của bệnh có thể sẽ trở bên khá trầm trọng. Virus gây ra bệnh quai bị không chỉ làm viêm nhiễm và ảnh hưởng đến tuyến nước bọt mà còn có khả năng gây viêm nhiễm cho những bộ phận khác trên cơ thể như não và hệ sinh sản.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở lứa tuổi nào?

Những thông tin về bệnh quai bị ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng

Bệnh quai bị thường xảy ra ở độ tuổi nhỏ nhưng nếu không được điều trị đúng cách, để lây lan sang những bộ phận khác thì có thể ảnh hưởng đến tuổi trưởng thành và tương lai của trẻ.

Những biến chứng có thể xảy ra ở bệnh quai bị đó là:

– Trẻ có thể bị điếc, tỷ lệ trẻ bị điếc do mắc bệnh quai bị là 1/200000 trẻ.

– Virus gây quai bị có thể tấn công vào hệ thần kinh trung ương khiến cho người bệnh có thể bị viêm màng não, viêm não hoặc gặp vấn đề dị tật ở tiểu não, khiến cho những hoạt động về vận động gặp trở ngại. Những biến chứng cho hệ thần kinh do bệnh quai bị sẽ thường mắc ở người lớn nhiều hơn, những vẫn có trường hợp xảy ra cho trẻ em.

– Đối với trường hợp mắc quai bị có giới tính là nam (bé trai), có 40% khả năng sau khi nhiễm virus quai bị sẽ biến chứng thành viêm tinh hoàn. Khi mắc viêm tinh hoàn, trẻ có thể cảm thấy sốt, buồn nôn và sưng đau tinh hoàn trong một vài tuần. Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ sau này.

Vậy bệnh quai bị có dễ lây lan hay không? câu trả lời là bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, những giọt nước bé li ti từ mũi, miệng họ có thể dễ dàng phát tán nếu những người khỏe mạng đang tiếp xúc với cự ly gần. Ngoài ra, việc sử dụng chung khăn mặt hoặc cốc uống nước cũng có thể là nguyên nhân gây truyền nhiễm bệnh.

Thời điểm có thể lây lan bệnh là 1-2 ngày trước khi tuyến nước bọt bị sưng lên, kéo dài cho đến tận 6 ngày sau khi bệnh đã khỏi. Bệnh quai bị có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc khi bị nhẹ thì phụ huynh cần quan sát kỹ biểu hiện bệnh để phát hiện sớm. Cha mẹ cần cách ly trẻ bị bệnh quai bị tránh xa khỏi những trẻ nhỏ khác, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ chưa được tiêm chủng vắc xin chống bệnh quai bị để tránh khả năng lây lan cho các bé khác.

2. Cách điều trị dành cho trẻ bị quai bị

Bệnh không có thuốc đặc trị mà thường phải điều trị những triệu chứng của bệnh. Những cách điều trị đối với trẻ bị quai bị đó là:

– Tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng thuốc và lau người bằng nước ấm

– Do tuyến nước bọt bị sưng viêm nên cho trẻ ăn những món mềm, dễ nhai nuốt, tiêu hóa như cháo, súp, canh…Nếu trẻ cảm thấy đau không nhai được thì nên cho trẻ hút bằng ống hút.

– Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ

– Cho trẻ tăng cường ăn hoa quả, sữa để tăng cường dinh dưỡng, vitamin giúp tăng sức đề kháng để trẻ nhanh chóng đánh lại bệnh.

– Súc miệng nhiều

– Bắt trẻ nằm yên nghỉ ngơi, không chạy nhảy nô đùa để hạn chế nguy cơ bị biến chứng ở tinh hoàn

– Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ, nếu phát hiện những biểu hiện như chóng mặt, nôn, đau sưng bộ phận sinh sản đối với bé trai thì cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để khám.

3. Làm thế nào để phòng được bệnh quai bị?

Bệnh quai bị hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng đầy đủ vắc xin chống bệnh quai bị. Ngày nay, người ta thường tích hợp 3 loại vắc xin vào 1 mũi tiêm duy nhất là sởi, quai bị và rubella (MMR) dành cho bé từ 12 đến 15 tháng tuổi. Liều thứ 2 được tiêm cho bé từ 4 đến 6 tuổi.

Những thông tin về bệnh quai bị ở trẻ mà cha mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Nên dùng thuốc cảm cúm trẻ em của Nhật không?

Cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm

Trong một số điều kiện đặc biệt, ví dụ như vùng cư trú đang bùng phát dịch sởi, bác sĩ có thể đề nghị tiêm một liều bổ sung khi bé được từ 1 đến 4 tuổi. Trước khi quyết định tiêm, cần phải có sự tham khảo ý kiến bác sĩ Nhi.

Thông thường tuyến nước bọt của trẻ sẽ hồi phục sau khoảng 10-12 ngày. Hai bên tuyến nước bọt có thể không hồi phục cùng một lúc do thời điểm sưng của hai bên khác nhau. Nếu như trẻ có những dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám:

– Bé bị sốt kéo dài trên 3 ngày

– Tuyến nước bọt sưng nhiều hơn 7 ngày

– Biểu hiện sưng và đau đớn của bé tăng lên

– Bé bị co giật và không chịu ăn uống

– Bé có biểu hiện bị mất nước

Trên đây là những thông tin về bệnh quai bị ở trẻ và những cách phòng chống. Lời khuyên dành cho cha mẹ là nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các bệnh để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh truyền nhiễm cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *