Trẻ bị phỏng dạ là sao? Nguyên nhân và cách chữa

Trẻ bị phỏng dạ, hay còn có tên gọi khác là thủy đậu, bỏng rạ…là bệnh thường xuất hiện vào lúc giao mùa khi không khí nóng ẩm. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại sẹo cho trẻ và nguy cơ bị bội nhiễm dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Thông tin sơ lược về căn bệnh phỏng dạ

1.1. Khái niệm bệnh phỏng dạ và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phỏng dạ còn có nhiều tên gọi khác nữa như trái rạ, bỏng dạ theo cách gọi của người miền nam và thủy đậu theo cách gọi người miền bắc. Đây là một bệnh cấp tính có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh thường phát triển ở thời điểm giao mùa giữa xuân và hè, khi thời tiết nóng ẩm ở đối tượng trẻ em là chính. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm ở những người lớn có khả năng miễn dịch kém.

Nguyên nhân gây nên bệnh là do virus Varicella Zoster, đây là con virus rất dễ lây lan và với tốc độ nhanh chóng thông qua việc tiếp xúc da chạm da và dịch tiết mũi miệng.

Bệnh phỏng dạ thường xuất hiện ở trẻ có độ tuổi từ 1- 10 và đa phần là lành tính, không có nhiều biến chứng nhưng vẫn cần chăm sóc để tránh để lại sẹo xấu trên cơ thể trẻ. Trẻ sau khi khỏi bệnh sẽ tự động có miễn dịch nên không bị mắc lại lần nữa.

Trẻ bị phỏng dạ là sao? Nguyên nhân và cách chữa

Bệnh phỏng dạ thường khá lành tính và có thể tự khỏi được

Những nguyên nhân có thể khiến cho phỏng dạ bị lây nhiễm đó là:

– Tiếp xúc với dịch từ mũi miệng người bệnh như khi họ hắt hơi, ho và những virus dính trên da họ.

– Nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng cao hơn khi dùng chung các đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.

– Đối với những phụ nữ đang mang thai mà lại bị phỏng dạ thì khả năng cao thai nhi cũng bị nhiễm bệnh và gây nên dị tật từ trong bụng mẹ.

– Khi thời tiết ẩm ướt, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để các loại virus sinh sôi, phát triển và virus bệnh phỏng dạ cũng nằm trong số đó.

Đối tượng nào cũng có thể bị phỏng dạ nếu chưa từng bị bao giờ. Đặc biệt là đối tượng trẻ em, những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng lại có khả năng lây dễ dàng nên có nguy cơ bùng thành dịch, khó khăn để kiểm soát.

Đối với những có sức khỏe ở mức trung bình, thời gian khỏi bệnh có thể trong khoảng từ 1 đến 2 tuần. Những người đã mắc 1 lần thì hiếm khi bị mắc lại lần thứ 2. Tuy nhiên cũng có trường hợp, do hệ miễn dịch kém nên virus gây thủy động chưa được tiêu diệt hoàn toàn khỏi cơ thể mà tồn tại trong hệ thần kinh sau đó hình thành nên một bệnh khác là zona thần kinh.

1.2. Dấu hiệu của trẻ bị phỏng dạ

Thông thường, có 3 giai đoạn mà người bệnh sẽ phải trải qua, mỗi giai đoạn thường mất 10-20 ngày và biến mất:

– Giai đoạn 1: Do virus mới xâm nhập vào cơ thể nên không có những dấu hiệu nào rõ ràng ở giai đoạn này. Người bệnh có thể có những biểu hiện như: đau đầu, sốt nhẹ, cơ thể mệt…nhưng dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn là bệnh cảm cúm. Giai đoạn khởi phát chỉ kéo dài từ 1 cho đến 2 ngày nên có thể cha mẹ không chú ý. Nhưng từ thời điểm này, virus đã có thể phát tán nên nếu được phát hiện sớm sẽ ngăn chặn được việc lây lan sang cho người khác.

– Giai đoạn 2: còn được gọi là giai đoạn toàn phát. Lúc này các triệu chứng sẽ được nhận thấy rõ ràng nhất. Xuất hiện những mụn nước trên da, nếu để cho những nốt mụn này vỡ ra thì nước trong mụn sẽ làm lây lan nốt sang những vùng da khác. Điều đó khiến cho mọi vị trí da trên cơ thể bé đều có thể bị nổi nốt, đặc biệt là các vùng như mặt, lưng, tay, chân… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ…

Trẻ bị phỏng dạ là sao? Nguyên nhân và cách chữa

Cần đưa trẻ đi khám khi triệu chứng bắt đầu nặng thêm

Ở giai đoạn này, bệnh nhân buộc phải được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm nhằm kiểm soát mức độ bệnh, không cho bệnh phát triển quá nhiều. Nếu như không được điều trị đúng cách trong giai đoạn này, trẻ có thể bị bội nhiễm và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết. Do vậy, dù là bệnh lành tính nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan với bệnh.

– Giai đoạn 3: Đây là thời điểm bệnh bắt đầu khỏi, các triệu chứng bắt đầu giảm dần. Những nốt mụn bắt đầu khô lại và đóng vảy. Tuyệt đối không được để trẻ gãi, sẽ làm cho sẹo hình thành, phải bôi những loại kem trị sẹo theo như đơn kê của bác sĩ.

1.3. Cách chữa trị khi trẻ bị phỏng dạ

Dù là chữa trị tại các cơ sở y tế hay tự chữa tại nhà thì người bệnh, nhất là đối tượng trẻ em đều cần có một chế độ chăm sóc nhất định và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

– Đối với việc ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ:

+ Phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm rửa cho trẻ hàng ngày với nước ấm. Thay quần áo mới thường xuyên. Khi tắm cho trẻ không được kỳ cọ mạnh, làm vỡ các mụn nước có thể khiến cho bệnh lan ra và để lại sẹo.

+ Cắt ngắn móng tay cho trẻ thường xuyên

+ Giữ cho da luôn sạch, khô ráo, dùng nước muối để vệ sinh mồm miệng, tai mũi cho trẻ

+ Mặc quần áo rộng mềm mại

+ Để trẻ trong phòng thoáng, không có gió lùa. Hạn chế đưa trẻ ra ngoài cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Trẻ bị phỏng dạ là sao? Nguyên nhân và cách chữa

Nên tiêm phòng bệnh phỏng dạ cho trẻ

– Để ý chế độ ăn uống cho nhanh khỏi

+ Trẻ bị phỏng dạ nên được ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và đa dạng nhóm chất dinh dưỡng. Nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng như: cháo, súp, canh, nhiều loại rau xanh, tăng cường vitamin từ các loại trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

+ Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm cay nóng như tiêu ớt tỏi, những loại đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ hoặc chất đạm như các loại thị gà, bò hay hải sản…

2. Làm cách nào để phòng tránh bệnh phỏng dạ cho trẻ?

Đây là một căn bệnh dễ lây lan nên cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin phòng bệnh phỏng dạ có thể tiêm khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.

Nếu trẻ chưa đến tuổi được tiêm phòng, cha mẹ cần hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh. Vào những thời điểm thời tiết giữa xuân sang hè, cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trên đây là những thông tin mà cha mẹ cần biết nếu chẳng may con mình bị phỏng dạ, hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho nhiều bậc phụ huynh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *