Suy hô hấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị đúng cách

Suy hô hấp ở trẻ nhỏ là một hội chứng có mức độ nguy hiểm cao, bệnh tiến triển phức tạp và có thể dẫn tới biến chứng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng trẻ nhỏ bị suy hô hấp ngay trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Suy hô hấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị đúng cách

1. Suy hô hấp ở trẻ là gì?

Suy hô hấp là tình trạng cơ quan hô hấp không hoạt động tốt, không đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí để hô hấp của cơ thể. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng suy hô hấp chính là lượng Oxy cung cấp cho cơ thể bị giảm, tăng CO2.

Suy hô hấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng trẻ em thường có nguy cơ mắc cao hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do:

– Đề kháng kém

– Tổn thương phổi

– Mắc bệnh đường hô hấp

– Mắc bệnh thần kinh

– Mắc bệnh về cơ, não

– Trẻ sinh non…

Đây là một vấn đề thường gặp ở trẻ với tỷ lệ trẻ mắc bệnh hằng năm trên toàn cầu là rất lớn. Thậm chi, có không ít trường hợp trẻ tử vong do suy hô hấp không được cấp cứu kịp thời.

Mắc dù nhiều năm gần đây, suy hô hấp ở trẻ đã được cải thiện đáng kể do dịch vụ khám và chữa bệnh được đầu tư hơn, nhưng tình trạng này vẫn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bé nên cha mẹ cần cẩn trọng.

Suy hô hấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị đúng cách

Trẻ nhỏ có nguy cơ bị suy hô hấp cao do sức đề kháng kém, mắc bệnh hệ hô hấp

2. Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ nhỏ

Cha mẹ có thể nhận biết suy hô hấp ở trẻ thông qua một số triệu chứng điển hình sau:

2.1. Khó thở

Triệu chứng ban đầu khi trẻ mắc hội chứng suy hô hấp là khó thở hoặc trẻ thở nhanh. Khó thở xảy ra do tình trạng suy hô hấp làm giảm Oxy trong máu, tăng hoặc không tăng PaCO2. Dấu hiệu đầu tiên chính là nhịp thở ở trẻ tăng nhanh, có co kéo cơn hô hấp như bị viêm phế quản phổi.

2.2. Da tím tái

Dấu hiệu da trẻ tím tái có thể không xuất hiện sớm, thường xuất hiện ở môi và tay, chân. Khi sờ, thấy đầu chi vẫn ấm, không giống tím tái như khi trẻ bị sốc. Nếu suy hô hấp kèm thiếu máu thì trẻ sẽ không có triệu chứng xanh tím da cơ thể.

Một số trường hợp PaCO2 tăng nhiều thì trẻ sẽ có dấu hiệu vã mồ hôi, da đỏ tía kèm hiện tượng ngón tay dùi trống.

2.3. Rối loạn tim mạch

Suy hô hấp có thể sẽ dẫn đến nhiều dấu hiệu rối loạn ở tim mạch như: Rối loạn nhịp tim khiến nhịp tim của trẻ đập nhanh, rung thất; Huyết áp tăng, giảm đột ngột; Ngừng tim…

Suy hô hấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị đúng cách

Suy hô hấp ở trẻ nhỏ biểu hiện với triệu chứng khó thở, da tím tái, tim đập nhanh…

2.4. Rối loạn ý thức

Não là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi trẻ suy hô hấp do thiếu hụt Oxy trong máu. Khi trẻ bị co giật, hôn mê, mất phản xạ… có thể là dấu hiệu rối loạn thần kinh và ý thức.

2.5. Triệu chứng khác

Nếu nguyên nhân trẻ suy hô hấp là từ thần kinh hoặc ngộ độc thì có thể xuất hiện tình trạng xẹp phổi, liệt hô hấp. Tình trạng này thường biểu hiện thông qua các dấu hiệu như:

– Liệt màn hầu: Mất phản xạ nuốt, ứ đọng đờm, khó thở…

– Liệt cơ gian sườn: Lồng ngực xẹp khi hít thở.

– Liệt hô hấp gây xẹp phổi.

– Tràn khí màng phổi

– Viêm phế quản phổi…

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám hoặc cấp cứu sớm khi có các dấu hiệu ban đầu, tránh chủ quan, để suy hô hấp ở trẻ kéo dài bởi có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chi là ảnh hưởng tới tính mạng trẻ.

3. Nguyên nhân gây suy hô hấp

Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ được phân chia thành nguyên nhân tại phổi và nguyên nhân ngoài phổi:

3.1. Nguyên nhân tại phổi

Suy hô hấp xảy ra khi phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc viêm phổi do virus. Bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ bị phù phổi cấp, hen phế quản, tắc nghẽn phế quản, suy hô hấp mạn tính… cũng có thể khiến hệ hô hấp của trẻ bị tổn thương và tăng nguy cơ suy hô hấp.

3.2. Nguyên nhân ngoài phổi

Một số vấn đề sau đây được cho là nguyên nhân ngoài phổi và có thể khiến trẻ mắc suy hô hấp:

– Tắc nghẽn thanh khí quản

– Tràn dịch màng phổi

– Tràn khí màng phổi tự do

– Chấn thương lồng ngực

– Tổn thương cơ hô hấp

– Tổn thương hệ thần kinh…

Tìm hiểu thêm: Trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không?

Suy hô hấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị đúng cách

Một số bệnh lý tại phổi hoặc ngoài phổi là nguyên nhân khiến trẻ bị suy hô hấp

4. Các phương pháp điều trị

Trẻ bị suy hô hấp cần được cấp cứu và can thiệp y tế sớm bởi điều này có thể làm giảm tổn thương tới sức khỏe và đe dọa tới tính mạng của trẻ. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân khiến trẻ mắc suy hô hấp và đưa ra những phương án điều trị thích hợp với từng trẻ:

– Đưa Oxy vào máu để bổ sung và cân bằng Oxy, CO2.

– Điều trị nhiễm trùng bằng kháng sinh để giảm dịch tích tụ trong phổi bằng thuốc lợi tiểu.

– Đảm bảo thông đường thở để trẻ có thể hô hấp dễ dàng bằng việc vỗ rung, long đờm, khí dung…

– Sử dụng ECMO để oxy hóa màng ngoài cơ thể đối với trường hợp trẻ bị suy hô hấp nặng.

– Điều trị các nguyên nhân gây bệnh ở trẻ do bệnh lý.
– Bổ sung năng lượng cho trẻ thông qua thực phẩm, sữa, dinh dưỡng… để trẻ có đủ năng lượng cho hoạt động sống và có thể cải thiện đề kháng, nhanh hồi phục.

Che mẹ cần lưu ý, can thiệp để thông đường thở và cung cấp oxy cũng như điều trị bệnh ở trẻ phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, kết hợp sử dụng các thiết bị y tế khoa học để hỗ trợ. Cha mẹ tuyệt đối không áp dụng các mẹo, tự ý mua thuốc cho con dùng để điều trị suy hô hấp bởi tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa khó lường.

Trong quá trình điều trị cho trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường như trẻ tím tái, mất ý thức, nôn mửa, co giật… thì cha mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời.

Suy hô hấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị đúng cách

>>>>>Xem thêm: Lập kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tại nhà cho ba mẹ

Điều trị suy hô hấp cho trẻ với phác đồ phù hợp do bác sĩ chỉ định

Suy hô hấp ở trẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng khi trẻ có biểu hiện của suy hô hấp và đưa trẻ đi khám ngay, cấp cứu kịp thời để được xử trí đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *