Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ với tốc độ lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em là do đâu và làm sao để phòng ngừa đúng cách cho trẻ, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em là do đâu?
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là bệnh có khả năng lây lan và bùng phát dịch rất cao. Bệnh gây ra các tổn thương dưới dạng phỏng nước ở trên da cùng rất nhiều triệu chứng khó chịu. Hàng năm, thời điểm từ tháng 3-5 và tháng 9-12 thường bùng phát dịch ở nhiều nơi tại Việt Nam do điều kiện thuận lợi để tác nhân gây bệnh phát triển.
Đây là một trong những bệnh lý thường gặp với tỷ lệ mắc ở trẻ em khá cao do sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công. Bệnh dễ lây lan từ trẻ này qua trẻ khác khi tiếp xúc, dễ bùng phát ở những nơi tập trung đông người như trường học, công viên, khu vui chơi…
Tay chân miệng không chỉ gây ra sự khó chịu cho trẻ mà còn có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… nếu như cha mẹ chủ quan trong điều trị cho trẻ hoặc trẻ được phát hiện bệnh khi quá muộn.
Tay chân miệng là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ yếu, dễ nhiễm bệnh
2. Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý tay chân miệng ở trẻ là do một loại virus đường ruột có tên là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Chúng có thể tồn tại nhiều giờ ở ngoài môi trường tự nhiên và rất khó bị tiêu diệt. Khi gặp điều kiện khi hậu, môi trường thuận lợi thì virus thường bùng phát mạnh mẽ và tấn công tới trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, virus gây bệnh tay chân miệng thường trú ngụ trong dịch từ các nốt mụn của bệnh, ở trong đồ chơi, quần áo, đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh. Vì vậy, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ lây bệnh rất cao nếu:
– Tiếp xúc trực tiếp với người hoặc trẻ đang mắc bệnh thông qua dịch tiết từ nước bọt, nước mũi, giãi… của người bệnh.
– Dùng chung đồ chơi của trẻ đang mắc bệnh rồi chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng khiến virus dễ dàng xâm nhập và tấn công.
Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em thường do virus gây ra
3. Yếu tố làm tăng nguy cơ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh tay chân miệng bao gồm:
– Độ tuổi: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi do ở giai đoạn này, đề kháng của trẻ còn non yếu, rất dễ bị tác nhân có hại tấn công và gây bệnh.
– Tới nơi đông người: Bệnh thường bùng phát mạnh ở những nơi tập trung đông người do khó kiểm soát tốc độ lây nhiễm như trường học, khu vui chơi, công viên, trung tâm thương mại…
– Ít vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân kém khiến virus dễ trú ngụ và tấn công cơ thể trẻ.
– Điều kiện vệ sinh kém: Những nơi có điều kiện vệ sinh kém, thường xuyên ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước… là những tác nhân khiến virus có hại phát triển mạnh và gây bệnh ở trẻ.
Do vậy, cha mẹ cần cẩn trọng trong việc chăm sóc trẻ nhỏ bởi việc xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ góp phần giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc tay chân miệng.
4. Dấu hiệu tay chân miệng
Cha mẹ có thể phỏng đoán trẻ mắc bệnh tay chân miệng thông qua một số dấu hiệu cơ bản như sau:
4.1. Giai đoạn ủ bệnh
Ở giai đoạn này, biểu hiện bệnh ở trẻ thường không quá rõ rệt. Trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường trong thời gian ủ bệnh nhưng chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi như trẻ bị ốm khiến đề kháng kém, vệ sinh không đảm bảo… thì bệnh sẽ khởi phát. Thời gian ủ bệnh ở trẻ trung bình thường kéo dài từ 3 ngày – 1 tuần.
4.2. Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát thường kéo dài từ 1-2 ngày đối với trẻ nhỏ, đặc trưng với các biểu hiện như:
– Đau họng
– Sốt nhẹ
– Tiêu chảy
– Bỏ ăn
– Quấy khóc
– Người mệt mỏi…
Một số dấu hiệu có thể dễ bị nhầm lần với bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lý đường hô hấp nên các bậc phụ huynh cần cẩn trọng và đưa bé đi khám kịp thời.
4.3. Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn này, triệu chứng tay chân miệng ở trẻ thể hiện rất rõ ràng thông qua các dấu hiệu cụ thể như sau:
– Loét miệng: Tình trạng loét tập trung nhiều ở niêm mạc hầu họng, lười gà, lưỡi, má, môi của trẻ. Vết loét dài khoảng từ 2-3mm, gây xót, khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống và tăng tiết nước bọt.
– Sốt cao: Biểu hiện thường gặp, khi đo nhiệt kế thường thấy nhiệt độ từ hơn 38 độ C cho tới trên 40 độ. Sốt cao kéo dài có thể khiến trẻ co giật nên nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.
– Phát ban: Các nốt ban đỏ ở dưới dạng phỏng nước thường tập trung trên da ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông… của trẻ. Ban đỏ tồn tại khoảng 1 tuần, sau khi lặn sẽ để lại vết thâm.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bé bị tay chân miệng tắm lá gì?
Trẻ mắc tay chân miệng sẽ có các nốt phỏng nước trên da kèm tình trạng sốt nhẹ, loét miệng…
5. Phòng bệnh tay chân miệng
Để phòng ngừa trẻ mắc bệnh tay chân miệng đúng cách, các bậc phụ huynh nên lưu ý tới một số vấn đề sau:
– Cách ly trẻ với người hoặc trẻ đang mắc bệnh và hạn chế để trẻ tới những nơi tập trung đông người, nơi đang có dịch bệnh.
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh, sát khuẩn tay sau khi đi từ nơi đông người về, trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống khoa học, thường xuyên giặt sạch quần áo, khử trùng đồ chơi, cốc uống nước, bát đũa… của trẻ.
– Hướng dẫn trẻ đánh răng sạch sẽ mỗi này và giữ gìn vệ sinh thân thể đúng cách.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin, đủ nước… cho trẻ.
– Với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và sử dụng các loại sữa công thức phù hợp để trẻ phát triển, tăng cường miễn dịch.
– Tiêm phòng các vắc xin cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo để bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.
– Đưa trẻ đi khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe, chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh từ sớm.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và giải pháp cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, tiêm chủng và đưa trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên để phòng bệnh đúng cách
Trên đây là những nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý. Bệnh tay chân miệng thường tiến triển nhanh và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trẻ nhỏ nên cha mẹ cần chủ động phát hiện sớm bệnh cũng như đưa trẻ đi khám kịp thời để được điều trị đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.