Trẻ bị viêm thanh quản: Cách điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà

Viêm thanh quản là tình trạng viêm nhiễm của hộp thoại (thanh quản) khiến giọng nói của trẻ trở nên khàn. Trẻ bị viêm thanh quản có triệu chứng như thế nào, cách điều trị và chăm sóc cho trẻ tại nhà ra sao. Mời ba mẹ đọc bài viết này để có “giắt túi” những kinh nghiệm trong chăm sóc con nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm thanh quản: Cách điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà

1. Nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Viêm thanh quản là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên, bệnh có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài, tuy nhiên đa số trẻ bị viêm thanh quản sẽ khỏi sau 2 tuần. 

Trẻ bị viêm thanh quản: Cách điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà

Minh hoạ dây thanh bình thường và dây thanh bị viêm.

Nguyên nhân chủ yếu là do dây thanh bên trong thanh quản hoạt động quá mức, bị kích thích hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng này là cảm lạnh, cúm, hoặc dị ứng. Trẻ la hét, nói to, cổ vũ, hoặc hát nhiều cũng có thể gây ra viêm thanh quản. Một số trẻ bị axit dạ dày trào ngược vào cổ họng cũng có thể gây ra viêm thanh quản, dẫn tới khàn giọng.

2. Triệu chứng cảnh báo trẻ bị viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường xuất hiện đến đột ngột và nặng hơn trong 3 ngày đầu. 

Các triệu chứng chính thường gặp ở trẻ là:

– Khàn giọng, đôi khi trẻ bị mất giọng không thể nói được

– Bé bị ho, khó chịu, và cơn ho không biến mất

– Trẻ thường xuyên hắng giọng

– Đau họng khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú/ăn

– Sốt trên 38 độ C

– Khó thở (ít gặp hơn)

Viêm thanh quản thường có liên quan đến các bệnh khác, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm, vì vậy tùy mỗi bệnh mà bé cũng có thêm các triệu chứng khác.  

Tìm hiểu thêm: Cách trị bệnh thủy đậu nhanh nhất cho trẻ, tránh biến chứng

Trẻ bị viêm thanh quản: Cách điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà

Sốt là một trong những triệu chứng hay gặp ở bệnh viêm thanh quản.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám, để bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác và tư vấn điều trị hiệu quả. Không nên tự ý điều trị tại nhà bởi các triệu chứng nêu trên có thể giống với nhiều bệnh khác.

3. Trẻ bị viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm thanh quản cấp tính thường khỏi bệnh sau 5-7 ngày mà không có biến chứng. Tuy nhiên, một số trẻ có những biến chứng bội nhiễm, cùng lúc mắc các nhiễm khuẩn khác như viêm tai, viêm phổi…cấp. Do đó, cha mẹ cần để ý, nếu thấy trẻ có các biểu hiện đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở nhiều… cần đưa con tới viện ngay.  

Viêm thanh quản cấp ở trẻ thường có diễn biến nguy hiểm, do trẻ nhỏ thường có hiện tượng phù nề nhiều, trong khi kích thước đường thở nhỏ (chỉ bằng ⅓ người lớn), các tổ chức liên kết ở khu vực này lỏng lẻo, dễ dẫn tới khó thở nặng, gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một số trường hợp có thể tạo thành những ổ áp xe, vỡ ra, loét do bội nhiễm khiến mủ tràn xuống khí phế quản, gây ra tình trạng viêm, nặng hơn là viêm phổi. 

4. Các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà 

Trẻ bị viêm thanh quản: Cách điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà

>>>>>Xem thêm: Mách cha mẹ các cách điều trị sốt virus ở trẻ em?

Cho bé đi khám ngay khi có các triệu chứng để bác sĩ kịp thời điều trị, tránh để lại những biến chứng cho trẻ.

4.1 Các phương pháp điều trị viêm thanh quản ở trẻ

Một số phương pháp thường áp dụng cho trẻ viêm thanh quản như:

– Paracetamol hoặc ibuprofen

– Siro ho giúp giảm ho

– Súc miệng hoặc dùng viên ngậm để giảm đau

Cha mẹ nên cho trẻ đi viện nếu:

– Các triệu chứng của bé không cải thiện sau 2 tuần

– Trẻ bị đau họng hoặc rất khó nuốt

– Gặp các vấn đề về giọng nói mà không đỡ

4.2 Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị viêm thanh quản

Chăm sóc theo dõi là một phần quan trọng trong việc điều trị, giúp con sớm phục hồi. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

– Cho con dùng thuốc của bác sĩ kê đúng theo chỉ dẫn. Ngay cả khi bé dùng thuốc và đã giảm triệu chứng, cha mẹ cũng không nên ngừng thuốc mà cần dùng thuốc hết 1 đợt.

– Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, bạn cần tuân thủ chặt chẽ về định lượng trên kg cân nặng của bé, thời gian sử dụng…

– Hãy cẩn thận với các loại thuốc ho và cảm lạnh. Không cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc vì chúng không có tác dụng với trẻ ở độ tuổi đó và thậm chí có thể gây hại. Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, luôn làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. 

– Nếu bé bị trào ngược axit, hãy cố gắng giữ cho axit trong dạ dày không trào ngược lên cổ họng bằng cách không cho trẻ ăn ngay trước khi đi ngủ. Các thực phẩm cần tránh đó là: cà chua, thực phẩm chua cay, và sô cô la. Nếu trẻ được kê thuốc giảm axit, ba mẹ hãy cho con uống đầy đủ. 

– Khuyên nhủ con nên nghỉ ngơi và càng ít nói càng tốt. Hướng dẫn con khi cần thiết có thể nói nhẹ nhàng (nhưng không phải thì thầm), tuyệt đối tránh cố gắng nói to. Nói to và nói thì thầm đều có thể khiến dây thanh tổn thương, khó phục hồi.

– Nhắc nhở trẻ không hắng giọng vì điều này gây kích ứng nhiều hơn cho dây thanh quản. Trường hợp trẻ bị ho khan không tiết dịch nhầy, có thể cho bé dùng thuốc giảm ho theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Giúp con tránh xa khói thuốc, không để người thân hay người xung quanh hút thuốc trong không gian sống của bé.

– Sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho phòng ngủ của trẻ. Hoặc cha mẹ có thể đặt chậu nước trong phòng điều hoà. Độ ẩm giúp làm loãng chất nhầy trong màng mũi gây nghẹt mũi hoặc chảy dịch mũi sau. Làm theo hướng dẫn vệ sinh máy định kỳ để thêm hiệu quả.

– Cho trẻ uống nhiều nước nhằm mục đích giữ ẩm cho cổ họng.

– Nếu trẻ bị khó thở vì nghẹt mũi, hãy nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi. Đối với trẻ lớn hơn, hãy cho trẻ xì mũi. Lặp lại cho lỗ mũi còn lại. Đối với trẻ sơ sinh, nhỏ một hoặc hai giọt vào một lỗ mũi, sau đó sử dụng bầu hút cao su mềm, hút không khí ra khỏi bầu và nhẹ nhàng đặt đầu bóng vào trong mũi trẻ. Thả lỏng tay để hút chất nhầy trong mũi. Lặp lại ở lỗ mũi bên kia. Cha mẹ không làm điều này nhiều hơn 5 hoặc 6 lần một ngày.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm thanh quản ở trẻ, cũng như cách điều trị và chăm sóc. Cha mẹ cần nhớ rằng, việc cho con thăm khám và điều trị sớm chính là cách giúp bé khỏi bệnh nhanh nhất, phòng ngừa các biến chứng.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *