Nhiều bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi,… một lần mắc và khỏi, bệnh nhân sẽ miễn nhiễm với chúng cả đời. Cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến, bệnh quai bị có bị lại lần 2 không? Chắc chắn đây là thắc mắc của không ít phụ huynh Việt Nam hiện nay. Nếu bố mẹ cũng nằm trong số đó, đọc bài viết ngay để biết câu trả lời.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?
1. Thông tin khái quát về bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguyên nhân khởi phát là virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Bệnh có hai yếu tố nguy cơ là giới tính và tuổi tác. Tức quai bị có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng những người có một hoặc hai hoặc cả hai yếu tố sau, nguy cơ mắc quai bị sẽ cao hơn: Thứ nhất, trẻ nam. Thứ hai, trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae là nguyên nhân khởi phát quai bị
1.2. Khả năng và phương thức lây nhiễm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, quai bị có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở những khu vực có ba đặc điểm sau: Thứ nhất, đông dân cư. Thứ hai, chất lượng cuộc sống thấp đến tương đối thấp. Thứ ba, khí hậu mát hoặc lạnh. Xu hướng này đúng trên toàn cầu. Ở nước ta, vùng ghi nhận số ca mắc quai bị nhiều hơn cả là miền Bắc, Tây Nguyên và mùa ghi nhận số ca mắc quai bị nhiều hơn cả là mùa Thu – Đông. Với tỷ lệ mắc trung bình cả nước là 10 – 40/100.000, quai bị được đánh giá là có thể bùng phát thành các cụm dịch vừa và nhỏ, nếu phát tán thuận lợi.
Về phương thức lây nhiễm, quai bị giống nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính khác như thủy đậu, sởi,… Đó là bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp, từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, thông qua dịch tiết đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng).
1.3. Triệu chứng
25% trẻ mắc quai bị không có biểu hiện rõ ràng. Đây là một vấn đề tương đối đáng quan ngại, bởi những trẻ này rồi sẽ vô tình trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Ngoài 25% không có biểu hiện, 75% trẻ mắc quai bị còn lại có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu sau:
– Dấu hiệu không đặc trưng, xuất hiện sau khi trẻ nhiễm virus Mumps 7 – 14 ngày: Sốt, đau đầu, đau họng, đau hàm, đau cơ-xương-khớp, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi.
– Dấu hiệu đặc trưng, xuất hiện sau khi những dấu hiệu trên xuất hiện 1 – 3 ngày: Sưng tuyến nước bọt mang tai một bên hoặc hai bên cùng lúc/không cùng lúc. Không chỉ làm mang tai trẻ sưng, sự sưng tuyến nước bọt còn có thể làm má, dưới hàm, thậm chí là ngực trẻ sưng, làm tai trẻ bị đẩy lên và ra ngoài, làm xương ức trẻ phù nề. Các vùng sưng ấy có đau đớn nhưng không nóng và không xung huyết. Ngoài dấu hiệu này, nếu là nam giới, trẻ cũng có thể sẽ bị sưng bìu và đau tinh hoàn.
Tìm hiểu thêm: Bé bị sốt xuất huyết bố mẹ nên làm gì, chuyên gia giải đáp
Một trong những triệu chứng quai bị xuất hiện đầu tiên là sốt
1.4. Biến chứng
Có thể bố mẹ đã biết, cũng có thể bố mẹ chưa: Bệnh truyền nhiễm cấp tính quai bị rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chăm sóc tích cực. Bệnh có nhiều biến chứng vô cùng đáng sợ; cụ thể, những biến chứng đó là:
– Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn (biến chứng ở nam giới): Nam giới sau tuổi dậy thì mắc quai bị có đến 20 – 35% bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Trong đó, lại có đến 50% sẽ phải chung sống vĩnh viễn với di chứng teo tinh hoàn, giảm tỷ lệ sinh tinh, vô sinh. Khi bị biến chứng này, tinh hoàn và mào tinh hoàn của trẻ sẽ sưng, phù nề trong 3 – 7 ngày.
– Viêm buồng trứng (biến chứng ở nữ giới): Nữ giới sau tuổi dậy thị mắc quai bị 7% bị biến chứng viêm buồng trứng.
– Viêm tụy, viêm thanh phế quản, viêm phổi, nhồi máu phổi, viêm cơ tim, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu,… (biến chứng ở trẻ cả hai giới).
Không có nhiều trẻ mắc quai bị tử vong. Cụ thể tỷ lệ đó là 1/100.000. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ mắc quai bị bị biến chứng thì không thấp như thế. Và tỷ lệ biến chứng sẽ càng cao nếu trẻ càng nhiều tuổi.
1.5. Điều trị
Quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (tương tự thủy đậu, sởi,…). Điều trị quai bị thực chất là điều trị hỗ trợ, hay còn có thể hiểu là điều trị triệu chứng – phòng ngừa biến chứng. Theo đó, thuốc trẻ mắc quai bị có thể sử dụng chỉ là thuốc hạ sốt, giảm đau. Những thuốc này uống loại nào, uống như nào là do chuyên gia chỉ định. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay khi trẻ có những biểu hiện quai bị đầu tiên.
Trường hợp trẻ nam có biểu hiện viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, trẻ nữ có biểu hiện viêm buồng trứng, trẻ cả 2 giới có biểu hiện các biến chứng khác, trẻ phải được theo dõi chặt chẽ tại viện để nhanh chóng xử lý biến chứng nếu cần, tránh để lại di chứng đáng tiếc không nên có.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa tay chân miệng hiệu quả cho trẻ
Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay khi có dấu hiệu bất thường
1.6. Dự phòng
Quai bị có thể được dự phòng đặc hiệu bằng một phương pháp vô cùng đơn giản: Chủng ngừa vắc xin. Theo đó, trẻ từ 12 tháng tuổi trở nên, cần được chủng ngừa vắc xin đơn hoặc vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella càng sớm càng tốt, theo liệu trình sau:
– Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi
– Mũi 2: Tiêm khi trẻ từ 3 đến 5 năm tuổi hoặc trước khi trẻ đi học mẫu giáo
Ngay cả khi đã lỡ các mốc trên, trẻ vẫn có thể chủng ngừa vắc xin bình thường, chỉ cần đảm bảo 2 mũi tiêm cách nhau tối thiểu một tháng.
2. Giải đáp vấn đề: Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không
Theo chuyên gia, mỗi trẻ chỉ có thể bị quai bị một lần duy nhất. Khi đã mắc và khỏi quai bị, kháng thể trung hòa của bệnh truyền nhiễm này sẽ tồn tại trọn đời trong cơ thể trẻ. Các kháng thể này chỉ được duy trì ở nồng độ thấp nhưng đủ để bảo vệ trẻ hiệu quả.
Như vậy, trong bài viết này, Thu Cúc TCI để giải đáp băn khoăn bệnh quai bị có bị lại lần 2 không của nhiều bố mẹ. Nếu cần thông tin chuyên sâu hơn về quai bị, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.