Tiêu chảy cấp là bệnh lý đường tiêu hóa cực kỳ nguy hiểm. Đặc biệt, với đối tượng là trẻ nhỏ, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu như không được điều trị và xử trí kịp thời. Dưới đây là bài viết cảnh báo bố mẹ một số vấn đề khi bé bị tiêu chảy cấp mà bố mẹ cần biết.
Bạn đang đọc: Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu bé bị tiêu chảy cấp
1. Bệnh tiêu chảy cấp là gì?
Dịch trong phân tăng nhiều dẫn đến trạng thái phân chuyển lỏng, biểu hiện đi ngoài trên 3 lần trong ngày được gọi là tiêu chảy. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài tới 14 ngày (không quá 14 ngày), trẻ đi ngoài phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, trong phân có dịch nhầy, thậm chí có máu thì trẻ đã mắc tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp thường xuất hiện với các dấu hiệu khởi phát bệnh là tiêu chảy cấp tính. Bệnh tiêu chảy cấp gây mất nước và điện giải trầm trọng, ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sức khỏe của trẻ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ (nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới với trẻ dưới 4 tuổi) nếu không được điều trị kịp thời.
Tẻ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ mắc tiêu chảy cấp nhất.
2. Dấu hiệu bé bị tiêu chảy cấp bố mẹ cần chú ý
Để phát hiện tiêu chảy cấp kịp thời, bố mẹ nên chú ý tới các biểu hiện bất thường như:
– Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân có trạng thái sệt hoặc lỏng, có thể nhận biết bằng mắt thường
– Với trẻ còn bú mẹ thì phân có trạng thái lỏng như nước
– Nếu bé bị tiêu chảy do vi trùng thì sẽ có biểu hiện sốt, phân có máu. Tiêu chảy cấp do virus thì không sốt, phân hầu như là nước.
– Trẻ có biểu hiện đau bụng và càng đau hơn khi đi đại tiện. Với trẻ đã biết nói thì bố mẹ có thể hỏi con.
– Trẻ luôn có cảm giác mót rặn, muốn đi vệ sinh nhưng chỉ đi ra nước hoặc có dịch nhầy
– Nhiều trẻ cho dấu hiệu nôn, có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch mật vàng, xanh
– Khi bị tiêu chảy, trẻ thường đi tiểu ít hơn, nước tiểu sẫm màu
– Da, môi khô
– Do mất nước nên trẻ bị mệt mỏi, lừ đừ, thiếu linh hoạt
– Lâu dài trẻ sẽ bị sút cân do chán ăn
– Khi đến trạng thái bệnh nặng, trẻ có trạng thái trũng mắt, mệt mỏi, mềm người, suy kiệt
Tùy vào độ tuổi mà bố mẹ có thể phát hiện ra các dấu hiệu bằng nhiều cách. Tuy nhiên, nhìn chung, khi bé bị tiêu chảy cấp trạng thái thường thấy là mệt mỏi, đi ngoài nhiều hơn. Khi này, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu trẻ đi ngoài nhưng vẫn hoạt động bình thường thì bố mẹ nên bình tĩnh và tiến hành bù nước cho trẻ trước tiên.
Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn hay ngậm mẹ phải làm như thế nào?
Trẻ cũng có dấu hiệu đau bụng và ngày càng đau dữ dội khi đi vệ sinh.
3. Nguyên nhân gây bệnh cho trẻ
Trẻ bị tiêu chảy cấp hầu hết đến từ virus như rotavirus, adenovirus,… và các vi khuẩn, ký sinh trùng từ nguồn nước và môi trường sống ô nhiễm. Thứ hai, trẻ có thể mắc tiêu chảy cấp do nhiễm trùng tại ruột và ngoài ruột. Bên cạnh đó, tiêu chảy cấp có thể là hệ lụy từ 1 đợt điều trị thuốc kháng sinh. Nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ làm hệ tiêu hóa bị suy yếu.
Chứng bất dung nạp lactose. fructose là một nguyên nhân đáng chú ý. Hiện tượng tiêu chảy xảy ra khi người bệnh bị tiêu chảy khi ăn, uống các sản phẩm từ sữa, mật ong, trái cây. Nhiều trẻ em khi sinh ra đã mắc chứng này và trở nên nặng hơn theo thời gian.
Ngoài ra có thể kể đến các yếu tố nguy cơ cao khiến bé bị tiêu chảy cấp như:
– Vấn đề vệ sinh không đảm bảo, dễ nhận thấy ở các trẻ có điều kiện sống không đủ tốt và sạch sẽ
– Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc cao và dưới 2 tuổi là đối tượng nhạy cảm nhất. Đa số ca tử vong do tiêu chảy cấp đều là đối tượng trẻ em dưới 4 tuổi.
– Trẻ bị suy giảm miễn dịch
– Trẻ được cai sữa sớm hoặc không được nuôi bằng sữa mẹ
– Yếu tố thời tiết: mùa hè dễ mắc tiêu chảy cấp
– Trẻ bắt đầu ăn dặm dễ mắc tiêu chảy cấp do thay đổi chế độ ăn
4. Xử trí thế nào khi bé bị tiêu chảy cấp?
4.1. Chẩn đoán bệnh
Khi trẻ được đưa đến gặp bác sĩ, bác sĩ có thể sử dụng kết hợp các biện pháp chẩn đoán để xác định nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng và tình trạng của bé:
– Hỏi bệnh người chăm sóc: tần suất trẻ đi ngoài, nôn, trạng thái của trẻ trước khi nhập viện, trạng thái phân và nước tiểu, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc,…
– Tiến hành kiểm tra tình trạng mất nước: kiểm tra độ đàn hồi của da, mắt trũng hay không, tình trạng uống nước nhiều hay ít,… và các kiểm tra lâm sàng cần thiết khác
– Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm điện giải đồ
Việc chẩn đoán chính xác giúp phân biệt được tiêu chảy triệu chứng hay bệnh tiêu chảy và có phải tiêu chảy cấp hay không.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chọn sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng trên 1 tuổi
Khi bé có dấu hiệu li bì, mệt mỏi cần đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
4.2. Điều trị bệnh
Trẻ được chỉ định nhập viện điều trị nội trú khi có các dấu hiệu như:
– Mất nước nặng nề, không thể bù nước bằng đường uống
– Nôn ra mật, bỏ ăn
– Đi ngoài quá nhiều khiến trẻ lả lướt, mệt mỏi, li bì
– Sốt và các cơn sốt khó dứt
Khi bị tiêu chảy cấp, bé có thể áp dụng điều trị:
– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh nếu trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn, kí sinh trùng. Với trường hợp tiêu chảy do virus cần áp dụng biện pháp khác vì kháng sinh không có tác dụng.
– Chú ý bù nước bằng các dung dịch bù nước (theo chỉ định) và tăng cường bú mẹ
– Thay thế hoặc dừng các loại thuốc kháng sinh đang dùng gây ra tình trạng tiêu chảy cho trẻ
Việc điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ cũng có thể bị phụ thuộc vào các loại vi khuẩn và virus khác nhau:
– Tiêu chảy cấp do vi khuẩn Salmonella: điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước và điện giải. Nếu tình trạng nặng hơn, trẻ có thể được chỉ định dùng kháng sinh và an thần.
– Tiêu chảy cấp do tụ cầu vàng: các bác sĩ điều trị trợ tim mạch, luôn chú ý bổ sung nước và điện giải
– Tiêu chảy do Rotavirus khiến bệnh nhân mất nước nhanh nên cần chú ý bù nước nhanh chóng
5. Phòng tránh bệnh từ những điều nhỏ nhất
Bố mẹ có thể phòng tránh bệnh cho con từ những biện pháp nhỏ và đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe con yêu:
– Tăng cường và đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống
– Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo sạch sẽ hoặc được khử trùng
– Đảm bảo vệ sinh ăn uống
– Cho trẻ bú mẹ đủ 6 tháng
– Bổ sung đủ và nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong chế độ ăn của bé. Bố mẹ có thể bổ sung các loại trái cây để tăng cường đề kháng cho trẻ.
– Tiêm phòng vắc xin
Bé bị tiêu chảy dễ bị suy dinh dưỡng bởi bệnh dẫn đến tình trạng biếng ăn, chán ăn, bỏ ăn. Có thể thấy, bệnh gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sức khỏe lâu dài của trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy đặc biệt đề cao cảnh giác và đưa con đến gặp bác sĩ kịp thời. Khoa Nhi Thu Cúc TCI sẽ đồng hành cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu và hỗ trợ bố mẹ 24/24.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.