Trẻ bị chân tay miệng – Bệnh lý nguy hiểm cần chú ý

Bệnh chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và có thể bùng thành dịch lây lan trên diện rộng. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Bố mẹ đừng lơ là các dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng và đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời.

Bạn đang đọc: Trẻ bị chân tay miệng – Bệnh lý nguy hiểm cần chú ý

1. Bệnh chân tay miệng là gì?

Chân tay miệng có thể lây lan từ người này sang người kia và bùn phát thành dịch trong thời gian ngắn. Bệnh do virus gây ra với biểu hiện dễ nhận thấy là nổi các bọng nước ở vùng chân, tay, miệng,… Bố mẹ rất dễ nhận ra các dấu hiệu của trẻ.

Dịch chân tay miệng xảy ra quanh năm, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
– Biến chứng lên não như: viêm não, viêm thân não,… Trẻ có các biểu hiện như giật mình, mê sảng,…
– Biến chứng về đường hô hấp: phù phổi cấp,… nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng trẻ

Trẻ bị chân tay miệng – Bệnh lý nguy hiểm cần chú ý

Bệnh chân tay miệng có biểu hiện là các nốt ban đỏ dễ thấy.

2. Cảnh báo trẻ đã mắc bệnh

Dấu hiệu điển hình của bệnh chân tay miệng là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc, xuất hiện các bọng nước ở chân, tay và miệng của trẻ. Các bọng nước rất dễ nhận thấy. Bên cạnh đó, bố mẹ cần chú ý, bệnh có các giai đoạn và sẽ có các biểu hiện đặc trưng:
– Giai đoạn ủ bệnh: ở giai đoạn này, bệnh chưa thể hiện các dấu hiệu rõ ràng (kéo dài 3 – 6 ngày). Đây là giai đoạn lý tưởng để virus sinh sôi, phát tán lây bệnh.
– Giai đoạn khởi phát: qua giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát sẽ có các biểu hiện như: có cơn sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ); đau rát vùng miệng, họng; trẻ có dấu hiệu chảy nhiều nước bọt; có biểu hiện tiêu chảy. Trẻ bước vào giai đoạn khởi phát có dấu hiệu biếng ăn.
– Giai đoạn toàn phát: tới giai đoạn toàn phát thì các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn. Tuy dễ nhận biết nhưng lại khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu như: trẻ có các bọng nước ở chân, tay, miệng, mông,… lưu ý các bọng nước này không gây cảm giác đau ngứa. Các bọng nước trong miệng khiến trẻ đau đớn, khó ăn. Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khiến trẻ co giật, mê sảng.

Có một số trẻ không cho các biểu hiện như trên. Một số trẻ hệ miễn dịch tốt, được chăm sóc cẩn thận, đúng cách sẽ thuyên giảm và lui bệnh sau 3 – 5 ngày mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng, âm thầm, điều trị muộn thì có thể có các biến chứng khôn lường mà bố mẹ không thể lường trước. Vì vậy, bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi con có biểu hiện bất thường hoặc có dấu hiệu sốt trên 39 độ.

3. Vì sao trẻ bị chân tay miệng?

Trẻ bị bệnh chủ yếu do virus, được lây lan qua dịch tiết khi tiếp xúc, nói chuyện, dùng chung đồ, chơi chun đồ chơi, dịch mũi,… của trẻ khác mắc bệnh. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể mắc chân tay miệng nếu tiếp xúc với bàn tay của người chăm sóc. Do đó, trẻ em bước vào tuổi đi nhà trẻ là đối tượng dễ mắc chân tay miệng nhất. Ngoài ra, có thể kể đến yếu tố nguy cơ cao mang tính thời điểm. Tháng 3 – 5 và tháng 9 -12 hàng năm là thời điểm trẻ dễ mắc chân tay miệng nhất. Bên cạnh đó, không thể không kể đến đối tượng có nguy cơ cao như: trẻ nhũ nhi, trẻ dưới 5 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Nhận biết và điều trị viêm ống tai ở trẻ

Trẻ bị chân tay miệng – Bệnh lý nguy hiểm cần chú ý

Trẻ em đi nhà trẻ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

4. Điều trị và chăm sóc trẻ bị chân tay miệng như thế nào?

Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ. Việc điều trị chủ yếu là điều trị thuyên giảm triệu chứng kết hợp chăm sóc, tăng sức đề kháng cho trẻ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh về điều trị cho trẻ. Bởi bệnh chân tay miệng chủ yếu do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng mà còn gây hại đến sức khỏe trẻ. Bố mẹ nên chú ý một số vấn đề như:
– Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc paracetamol kết hợp chườm ấm, lau người
– Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, động tác vệ sinh nhẹ nhàng tránh gây đau đớn cho trẻ
– Bù nước cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước, ăn hoa quả, uống nước trái cây. Bù nước bằng oresol nhưng bố mẹ cần pha đúng liều lượng và bảo quản đúng cách.
– Nếu trẻ có cơn co giật không nên dùng sức chống lại cơn giật. Việc dùng thuốc chống co giật cần có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ cần được tái khám khi có các dấu hiệu như:
– Sốt cao trên 39 độ
– Thở nhanh, gấp
– Cơ thể mệt mỏi, lả lướt
– Nôn nhiều
– Da tái, tay chân lạnh
– Co giật nhiều, thậm chí rơi vào hôn mê

Nếu trẻ bị chân tay miệng nặng, cần điều trị nội trú, giúp trẻ hồi sức tích cực và theo dõi các chỉ số liên tục. Trong suốt quá trình cách ly, điều trị, chăm sóc, trẻ cần được theo dõi liên tục để phát hiện sớm các biến chứng. Một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ mà bố mẹ cần chú ý như:
– Thực hiện cách ly vì chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm
– Chú ý chế độ dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn và ưu tiên đồ ăn lỏng
– Giữ gìn vệ sinh nhưng nên hạn chế tắm rửa, bố mẹ có thể cho trẻ lau người để giữ vệ sinh. Chú ý vệ sinh cả đồ dùng trong gia đình, đồ dùng và đồ chơi riêng của bé cũng cần vệ sinh.

Trẻ bị chân tay miệng – Bệnh lý nguy hiểm cần chú ý

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trẻ cần được điều trị tại các cơ sở y tế uy tín để giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

5. Bố mẹ chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ

Để ngăn ngừa lây lan bệnh chân tay miệng cho trẻ, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
– Hạn chế hoặc không tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc chân tay miệng. Trường hợp lớp có trẻ mắc bệnh, cần cách ly trẻ, vệ sinh không gian và không để trẻ dùng chung đồ, tiếp xúc với bệnh nhân.
– Khử khuẩn, vệ sinh, cách ly trẻ. Bên cạnh đó, luôn đảm bảo không gian sống của trẻ được sạch sẽ cũng giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Người nhà, người chăm sóc vệ sinh kỹ lưỡng tay khi tiếp xúc với trẻ mắc bệnh.

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch còn yếu và dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Vì vậy, bố mẹ hãy luôn đề cao cảnh giác và kịp thời có các biện pháp xử trí để bảo vệ sức khỏe con. Bố mẹ hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, gửi trọn niềm tin để chăm sóc sức khỏe toàn diện. Thu Cúc TCI là một nơi như thế, đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn chắc chắn sẽ là bức tường vững chắc bảo vệ sức khỏe con yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *