Trẻ bị lên sởi có những biểu hiện và biến chứng như thế nào?

Trẻ bị lên sởi là nỗi lo lắng của nhiều bậc làm cha mẹ. Bệnh sởi thường có biểu hiện giống với bệnh cảm cúm thông thường nên khiến cha mẹ rất dễ nhầm lẫn, chủ quan và dễ bỏ qua các triệu chứng của bệnh. Vậy trẻ bị sởi có những biểu hiện gì, bệnh có thể gây ra các biến chứng gì?

Bạn đang đọc: Trẻ bị lên sởi có những biểu hiện và biến chứng như thế nào?

1. Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ nhỏ

1.1 Vì sao trẻ bị lên sởi dễ diễn biến nhanh và nặng?

Bệnh sởi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và thường xuất hiện vào khoảng mùa đông, xuân. Tuy nhiên, vài năm gần đây, bệnh sởi hầu như xảy ra quanh năm.

Bệnh sởi do virus gây ra và lan truyền qua đường hô hấp từ người bệnh tới trẻ khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện, tiếp xúc…

Sởi dễ lây lan nhanh ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu dân cư đông đúc. Do đó, bệnh sởi rất dễ có nguy cơ cao bùng phát thành dịch rất cao.

Bệnh sởi thường hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, vì đây là nhóm tuổi có sức đề kháng kém. Khi trẻ bị sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể sẽ giảm nên bé sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy… nguy hiểm hơn có những trường hợp trẻ bị tử vong do sởi vì không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Việc phát hiện sớm được bệnh và có phương pháp chăm sóc y tế phù hợp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ mắc bệnh sởi.

Trẻ bị lên sởi có những biểu hiện và biến chứng như thế nào?

Trẻ bị lên sởi thường có thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 đến 21 ngày và xuất hiện đầy đủ các triệu chứng: sốt cao, viêm long đường hô hấp, nổi ban khắp người

1.2 Những biểu hiện ở trẻ bị lên sởi

Trẻ bị lên sởi thường có thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 đến 21 ngày và xuất hiện đầy đủ các triệu chứng, biểu hiện như sau:

– Trẻ sốt cao, nhiệt độ có thể trên 39 độ C

– Trẻ bị viêm long đường hô hấp, ho khan, kéo dài, chảy nước mũi, có hạt koplik ở trong miệng…

– Dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất khi bị sởi đó chính là trẻ bị nổi ban sởi, ban sởi thường mọc theo thứ tự: Ngày thứ nhất sẽ mọc ở trên đầu, mặt cổ; ngày tiếp theo mọc ở lưng, ngực, cánh tay; ngày thứ ba mọc ở bụng, đùi chân, mông. Khi trẻ mọc ban ở bàn chân thì trẻ sẽ hết sốc và ban sẽ bắt đầu lặn dần.

Trẻ bị lên sởi có những biểu hiện và biến chứng như thế nào?

Trẻ bị sởi có biểu hiện là sốt cao, nhiệt độ có thể trên 39 độ C

2. Trẻ bị bệnh sởi sẽ có những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Biến chứng viêm tai giữa.

– Trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm loét giác mạc.

– Trẻ có khả năng bị viêm não cấp tính và chiếm khoảng 0.1% các ca mắc sởi.

– Trẻ nhỏ khi bị sởi sẽ bị hôn mê, co giật, đau đầu, buồn nôn và cứng gáy…

– Đối mặt với tình trạng tiêu chảy, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn tụ cầu có tên gọi là Influenzae tuýp B, Haemophilus.

Tìm hiểu thêm: Sốt siêu vi có lây không? Cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả

Trẻ bị lên sởi có những biểu hiện và biến chứng như thế nào?

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa.

3. Phân biệt trẻ bị lên sởi với trẻ bị sốt phát ban

Để có thể phân biệt được hai tình trạng trên, cha mẹ cần chú ý một số điểm dưới đây:

– Nốt ban của sởi trình tự mọc ban sẽ từ tai lan sang mặt, lưng sau đó từ 2 đến 3 ngày sẽ lan ra toàn thân. Nếu trẻ sốt vào buổi sáng thì có thể phát ban ở sau tai, chiều các ban này sẽ lan ra mặt, ngực. Còn sốt phát ban thông thường sẽ mọc toàn thân và không theo trình tự.

– Để nhận biết dấu hiệu trẻ mắc sởi, vào ngày thứ 2 trẻ sốt cao sẽ có thêm biểu hiện là viêm kết mạc, mắt trẻ sẽ xuất hiện nhiều rỉ mắt.

– Khi trẻ bị sởi sẽ kèm theo các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi và viêm long đường hô hấp trong khi trẻ bị sốt phát ban thông thường sẽ không bị viêm kết mạc hay viêm long đường hô hấp.

4. Cách chăm sóc tại nhà đúng cách khi trẻ bị lên sởi

– Trẻ bị sởi cần được nằm ở khu vực cách ly, hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình đặc biệt ở trẻ nhỏ khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.

– Khi trẻ sốt có thể cho trẻ hạ sốt theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ, tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ.

– Nâng cao đề kháng của trẻ bằng cách xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường cho trẻ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoáng chất, đặc biệt nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp…

– Khi chăm sóc cho trẻ bị sởi, cha mẹ cần phải đeo bao tay, khẩu trang và rửa sạch tay trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.

– Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao trong cộng đồng nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là vô cùng cần thiết. Do đó, cha mẹ cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh trẻ, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

– Trẻ bị sởi cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, lau chùi cơ thể để đảm bảo vệ sinh, tránh quan niệm không cho trẻ tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh của trẻ thêm trầm trọng hơn.

– Chia thức ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng biếng ăn, bỏ bữa của trẻ. Hạn chế cho trẻ dùng các loại gia vị gây khó tiêu.

– Trường hợp trẻ bị tiêu chảy thì cha mẹ có thể bổ sung kẽm bằng đường uống cho trẻ. Trẻ lớn hơn có thể bổ sung dưỡng chất qua nguồn nước ép hoa quả, trái cây tươi giàu vitamin A.

– Bên cạnh đó, cha mẹ cần tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin sởi cho trẻ để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.

Trẻ bị lên sởi có những biểu hiện và biến chứng như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản phổi ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nếu nghi ngờ trẻ bị sởi, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được phát hiện bệnh và tư vấn về cách chăm sóc và điều trị đúng cách nhất.

Sởi là bệnh lây lan rất nguy hiểm, vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý phòng tránh và cách ly khi phát hiện ra trẻ bị sởi. Bên cạnh đó, việc điều trị và chăm sóc trẻ bị sởi cũng cần đặc biệt chú ý để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu nghi ngờ trẻ bị sởi, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được phát hiện bệnh và tư vấn về cách chăm sóc và điều trị đúng cách nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *