Nhận biết triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời giúp bảo vệ sức khoẻ của trẻ một cách tốt nhất. Tìm hiểu ngay các triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ để chủ động phòng ngừa đúng cách.

Bạn đang đọc: Nhận biết triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

1. Nguyên nhân trẻ bị viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí phế quản xảy ra khi thanh quản, khí quản bị phù nền, khiến đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp, làm cho âm thanh khi thở trở nên ồn ào hơn. Nhiều người mắc viêm thanh khí phế quản cũng gặp phải tình trạng khó thở. Bệnh có thể mắc ở mọi đối tượng, nhưng trẻ em có nguy cơ cao hơn cả do đề kháng kém, các cơ quan trong cơ thể đang hoàn thiện.

Trẻ mắc bệnh với tỷ lệ cao thường nằm trong độ tuổi từ 3 tháng tới 5 tuổi, bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh, thay đổi đột ngột hoặc bước vào mùa thu đông…

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc viêm thanh khí phế quản là do virus parainfluenza, enterovirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm A, cúm B, rhovovirus hoặc adenovirus… Ngoài ra, co thắt do dị ứng, trào ngược dạ dày gây ra cũng được xác định là một trong những nguyên nhân khiến thanh quản, khí quản và phế quản của trẻ dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Bệnh có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt là với trẻ nhạy cảm với kháng nguyên virus, trẻ có sức đề kháng kém, chế độ sinh hoạt không đảm bảo…

Nhận biết triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ còn hạn chế

2. Triệu chứng viêm thanh khí phế quản trẻ nhỏ

2.1. Do virus gây ra

Trẻ bị viêm thanh khí phế quản do tác nhân là virus gây ra thường có các triệu chứng bao gồm:

– Ho

– Khò khè

– Khó thở, thở rít

– Khàn tiếng

– Sốt nhẹ

– Sổ mũi

– Nuốt khó

– Khóc không ra tiếng

– Người mệt mỏi

– Trẻ nhỏ thì quấy khóc…

Viêm thanh khí phế quản thể nhẹ ở trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng thở rít, khó thở khi trẻ khóc hoặc vận động. Nếu đang nghỉ ngơi nhưng trẻ vẫn thở rít, khó thở, người mệt mỏi… thì đây có thể là dấu hiệu báo hiệu bệnh đang tiến triển nặng. Thậm chí, một số trẻ có thể phải ngừng ăn, uống để thở, suy hô hấp, co lõm ngực để thở…

Tình trạng bệnh ở mỗi trẻ là khác nhau nên cha mẹ cần đưa con đi khám sớm, giúp bác sĩ có thể điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Nhận biết triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Triệu chứng viêm thanh khí phế quản do virus ở trẻ thường là thở khò khè, sốt nhẹ, nuốt khó…

2.2. Do co thắt gây ra

Co thắt không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ, thường do tình trạng dị ứng và trào ngược dạ dày gây ra. Trẻ nhỏ thường bị co thắt đột ngột vào giữa đêm, sau đó tỉnh giấc đột ngột vì khó thở. Biểu hiện có thể nhận biết viêm thanh khí phế quản do co thắt ở trẻ phải kể tới chính là:

– Ho

– Khò khè

– Khó thở, thở rít

– Khàn tiếng

– Sổ mũi

– Nuốt khó

– Khóc không ra tiếng

– Người mệt mỏi, quấy khóc…

3. Nguyên tắc điều trị

3.1. Điều trị y khoa

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ nên đưa con đi khám sớm. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp bác sĩ điều trị từ khi trẻ mắc bệnh nhẹ, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Đối với trẻ mắc viêm thanh khí phế quản, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc để chữa bệnh bao gồm:

– Thuốc corticoid: Có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy để trẻ có thể thở một cách dễ dàng hơn.

– Thuốc kháng sinh: Loại bỏ các vi khuẩn gây ra tình trạng viêm thanh khí phế quản ở trẻ, không dùng khi tác nhân gây bệnh là do virus.

– Thuốc giảm đau: Thường là acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau, giảm cảm giác khó chịu cho trẻ nhưng không được khuyến khích sử dụng nhiều.

– Thuốc hạ sốt: Sử dụng trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C nhưng không dùng quá 4-6 lần/ngày.

– Thuốc xịt họng thanh quản: Làm dịu vùng cổ họng, giúp trẻ thở dễ dàng, giảm bớt cảm giác nuốt vướng, khó chịu khi ăn uống.

Chữa bệnh cho trẻ bằng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua, cho trẻ dùng hay thay đổi liều lượng bởi điều này có thể gây hại tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng có lây không?

Nhận biết triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Điều trị viêm thanh khí phế quản cho trẻ tuân thủ theo phác đồ bác sĩ chỉ định

3.2. Điều trị tại nhà

Ở một số trẻ, bệnh có thể tự khỏi nhưng phần lớn cần được điều trị y khoa để trẻ có thể hồi phục tốt nhất. Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần áp dụng một số phương pháp chăm sóc trẻ khoa học như:

– Làm ẩm không khí khi thời tiết hanh khô để cải thiện tình trạng đường thở của trẻ bị khô.

– Cho trẻ uống nhiều nước ấm vì nước ấm có tác dụng làm lỏng chất nhầy trong cổ họng.

– Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, ưu tiên thực phẩm lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Nếu trẻ quá mệt, hãy chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hoặc phấn hoa, bụi bẩn… để tránh gây kích thích hoặc khiến bệnh nặng hơn.

– Không nên để trẻ tới những nơi tập trung đông người, nơi có không khí ô nhiễm, đang bùng phát dịch bệnh.

– Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi phải ra ngoài và vệ sinh tay sạch sẽ sau khi về nhà.

– Bố mẹ theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám lại ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường như trẻ tím tái, khó thở nặng, sốt cao khó hạ, suy hô hấp…

Nhận biết triệu chứng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Khi trẻ biếng ăn phải làm sao? Bố mẹ đã biết cách khắc phục chưa?

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay

Trên đây là những triệu chứng viêm thanh khí phế quản thường gặp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý. Nhìn chung, đây là bệnh lý thường gặp, nếu điều trị sớm, trẻ sẽ hồi phục nhanh chóng và ngược lại, chủ quan trong việc điều trị có thể khiến tình hình của trẻ nặng thêm. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động trong việc chăm sóc con trẻ để có thể xử trí kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *