Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể là sinh lý và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày bệnh lý lại gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: suy dinh dưỡng, viêm thực quản… Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ phân loại các dạng trào ngược dạ dày và các dấu hiệu nhận biết ở trẻ khi gặp phải tình trạng này.
Bạn đang đọc: Phân loại các dạng trào ngược dạ dày ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết?
1. Phân loại các dạng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ?
Trào ngược dạ dày là khái niệm để chỉ tình trạng thức ăn từ dạ dày bị trào ngược trở lại lên thực quản, bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Với trẻ em, trào ngược dày dày có thể do sinh lý và bệnh lý, tùy vào từng biểu hiện và triệu chứng mà bệnh mới gây ảnh hưởng đến sự phát triển đến sự phát triển của trẻ.
Trào ngược dạ dày ở trẻ được phân thành 2 loại đó là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý, cụ thể như sau:
1.1 Trào ngược dạ dày ở trẻ em dạng sinh lý
– Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc tình trạng này nhất.
– Triệu chứng thường gặp đó chính là: trẻ bị trớ sữa nhiều lần trong ngày, tuy nhiên trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, tăng cân đều và không bị khò khè, tái phát nhiều lần.
– Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do: trẻ bú mẹ sau tư thế khiến cho sữa bị trào ngược lên miệng. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự ổn định và hoàn thiện, cơ thắt thực quản dưới của trẻ đóng mở chưa đều.
– Tình trạng này sẽ giảm dầu theo thời gian khi trẻ trưởng thành, chậm nhất là khi trẻ được 1 tuổi.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1.2 Trào ngược dạ dày ở trẻ em dạng bệnh lý
– Tình trạng này xảy ra với trẻ trên 1 tuổi.
– Triệu chứng của bệnh là: khiến trẻ thường hay nôn trớ, giọng bị khàn, thở khò khè trong khi ngủ, thường xuyên cáu gắt, khó chịu, quấy khóc liên tục, hen phế quản, viêm phổi tái phát, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng…
– Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như: thoát vị cơ hoành, sa dạ dày khiến cơ thắt thực quản dưới của trẻ, khiến cho trẻ bị bại não, hở van tâm vị bẩm sinh…
Trường hợp trẻ khi bị trào ngược dạ dày do sinh lý thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và được tư vấn hướng điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.
Trào ngược dạ dày thường gặp ở trẻ em có những biểu hiện và triệu chứng gì?
– Trẻ thường nôn ói sữa, chủ yếu qua đường mũi và miệng.
– Trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú và đêm ngủ không sâu giấc.
– Với những trẻ lớn thì có thể đau ở vùng xương ức, ợ nóng và khó chịu.
Khi trẻ có các biến chứng ở đường hô hấp như: ho, khò khè, thở tím tái sẽ có rất nguy hiểm. Do đó, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, trẻ cần được nhập viện vì biến chứng viêm phổi hay các cơn ngưng thở sẽ đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trào ngược dạ dày trẻ sẽ có biểu hiện nôn ói sữa, chủ yếu qua đường mũi và miệng.
2. Tìm hiểu về nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ
2.1 Nguyên nhân sinh lý gây ra trào ngược dạ dày
– Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, ở trẻ nhỏ dạ dày nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn, dễ gây ra hiện tượng trào ngược.
– Cơ thắt thực quản chưa hoàn thiện: Việc cơ thắt thực quản đóng mở chưa hiệu quả sẽ dễ khiến cho thức ăn trào ngược lên thực quản.
– Lượng thức ăn trẻ tiêu thụ mỗi ngày chủ yếu qua sữa và cháo. Những sản phẩm này đều ở dạng lỏng nên dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ ở cơ vòng.
– Trẻ bú sữa bò: Thông thường trẻ uống sữa bò sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày hơn là trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn bởi lẽ sữa bò tiêu hóa chậm nên sẽ nằm lại trong dạ dày lâu hơn sữa mẹ.
– Tư thế cho trẻ bú chưa đúng cách, nếu trẻ được bú ở tư thế nằm ngang, đặc biệt vào ban đêm sẽ khiến cho sữa xuống dạ dày dễ bị trào ngược lên miệng.
2.2 Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ trào ngược dạ dày
Ở một số trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh sẽ dễ mắc phải chứng trào ngược dạ dày như: thoát vị cơ hoành, sa dạ dày ở mức độ nặng. Các bệnh này sẽ làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, khiến cho thức ăn trào ngược lên thực quản. Tình trạng này hay gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó, những trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim… cũng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Tình trạng bé bị suy dinh dưỡng, nguyên nhân và cách phòng tránh?
Tư thế cho trẻ bú chưa đúng cách, nếu trẻ được bú ở tư thế nằm ngang, đặc biệt vào ban đêm sẽ khiến cho sữa xuống dạ dày dễ bị trào ngược lên miệng.
3. Trẻ bị trào ngược dạ dày cần được chăm sóc như thế nào?
3.1 Đối với các trường trẻ nhỏ
– Cha mẹ cần chú ý chia lượng sữa trong mỗi củ của trẻ và ẵm trẻ bú ở tư thế đầu cao, giúp trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú bằng cách vỗ nhẹ vào sau lưng trẻ. Cha mẹ cần lưu ý, trong trường hợp này, không nên vác trẻ lên vai vì có thể làm trẻ dễ bị ọc sữa do tư thế này gây chèn ép dạ dày trẻ.
– Khi trẻ bú xong cần đặt trẻ ở tư thế đầu cao hơn so với mặt giường khoảng 30 độ để nhằm giảm triệu chứng trào ngược.
3.2 Với những trường hợp trẻ lớn
– Hạn chế cho trẻ dùng các thức ăn, đồ uống có tính kích thích dạ dày như: thức ăn có vị chua, cay, cà phê, socola vì sẽ làm triệu chứng trào ngược càng trở nên nặng nề.
– Với những trẻ dị ứng đạm sữa bò và có biểu hiện trào ngược thì lời khuyên tốt nhất là nên đổi sang loại sữa khác phù hợp hơn với trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị đau dạ dày: Nguyên nhân, cách chữa trị
nếu tình trạng của trẻ kéo dài không dứt thì cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó có phương pháp chữa trị, cải thiện tình trạng.
Trào ngược dạ dày là có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ và khiến cho trẻ chậm phát triển hơn so với những trẻ cùng trang lứa. Do đó, c
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.