Bố mẹ cần phải làm gì khi em bé bị viêm xoang mũi?

Viêm xoang mũi là căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay và có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, trong đó có cả trẻ nhỏ. Vì triệu chứng của căn bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em khá giống với những loại cảm cúm thông thường nên bố mẹ thường hay bị nhầm lẫn. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm xoang mũi thì có thể khiến trẻ mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ các kiến thức về căn bệnh này để đảm bảo sức khỏe cho con khi bé bị viêm xoang mũi.

1. Nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm mũi xoang của trẻ

Xoang là 4 bộ hốc rỗng nằm tại xương hàm trên bao gồm xoang sàng, xoang trán, xoang bướm, xoang hàm trên. 4 xoang này có cùng cấu trúc niêm mạc và tương tự với niêm mạc phù lên miệng, mũi.

Khi trẻ bị dị ứng hoặc cảm cúm, niêm mạc mũi sẽ bị sưng lên và tiết nhiều dịch nhầy hơn thì mô xoang cũng vậy. Khi lỗ mũi trước hoặc sau bị nghẹt, dịch nhầy sẽ bị tắc lại bên trong xoang. Các loại virus, vi khuẩn và nấm sẽ phát triển ở bên trong xoang và gây ra tình trạng viêm xoang.

Bố mẹ cần phải làm gì khi em bé bị viêm xoang mũi?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang mũi ở trẻ

2. Triệu chứng thường gặp khi bé bị viêm xoang mũi

Viêm mũi xoang có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau cho trẻ. Với những bé nhỏ hơn thường xuất hiện những biểu hiện như bệnh cảm cúm như chảy mũi, nghẹt mũi và sốt nhẹ.

Nếu bé phát sốt sau khoảng 5 – 7 ngày khi có những dấu hiệu cảm cúm, đây có thể là triệu chứng của viêm xoang hoặc viêm nhiễm khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai,… Do đó, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Rất nhiều bố mẹ thường nhầm lẫn hiện tượng đau đầu của bệnh cảm cúm ở trẻ là viêm mũi xoang. Tuy nhiên, với những trẻ dưới 6 – 7 tuổi thì bộ xoang của bé chưa bắt đầu phát triển và chưa cấu tạo đủ để bị viêm nhiễm cho tới khi con được 10 tuổi. Vì vậy, hiện tượng đau đầu ở những trẻ mắc bệnh cảm cúm thường không phải là dấu hiệu của viêm xoang.

Với những trẻ lớn hơn hoặc trong độ tuổi vị thành niên, dấu hiệu viêm xoang mũi thường gặp nhất là ho không thuyên giảm sau khoảng 7 ngày kèm những triệu chứng như sốt, cảm, niêm mạc sung huyết nhẹ, đau răng miệng, hơi thở có mùi hôi, đau tai hoặc cảm giác mặt nặng. Đôi khi, trẻ vị thành niên bị viêm mũi xoang còn có triệu chứng buồn nôn, đau đầu, đau tai sau.

Bố mẹ cần phải làm gì khi em bé bị viêm xoang mũi?

Chảy nước mũi, nghẹt mũi là dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm xoang mũi

3. Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi cho trẻ

Những thay đổi nhỏ trong môi trường sống hoặc lối sinh hoạt hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bé bị viêm mũi xoang. Ví dụ như khi con bị cảm cúm, bố mẹ hãy giữ cho phòng của bé, không khí trong nhà luôn đủ độ ẩm cần thiết. Bởi vì độ ẩm sẽ giúp xoang được bảo vệ và trẻ sẽ không bị chảy mũi nhiều. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con uống đủ nước.

Hơn nữa, bố mẹ cũng phải giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ và không có những tác nhân gây dị ứng như lông thú nuôi, khói thuốc lá, bụi bẩn vì những vậy này có thể kích thích mũi và khiến trẻ bị viêm mũi xoang. Do đó, để ngăn chặn mầm bệnh lây lan thì bố mẹ phải luôn nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, nhất là trong thời điểm đang bị viêm xoang mũi.

Bố mẹ cần phải làm gì khi em bé bị viêm xoang mũi?

Khi bé bị viêm xoang mũi, bố mẹ nên đưa con đi khấm

4. Cách điều trị viêm xoang mũi hiệu quả ở trẻ

Nếu trẻ nhỏ được chẩn đoán là mắc bệnh viêm mũi xoang do virus thì sẽ không phải sử dụng tới thuốc vì những loại virus gây ra bệnh sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê cho trẻ một liều thuốc vừa đủ để giảm đau hoặc sử dụng gạc ấm đắp lên má hay sống mũi.

Bên cạnh đó, bố mẹ phải nhớ một điều là không được cho trẻ uống bất cứ một loại thuốc nào tự mua mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì điều này vừa không mang lại hiệu quả gì mà lại vừa có thể phản tác dụng nữa.

Vì vậy, bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi thấy bé xuất hiện những biểu hiện sau:

– Cảm cúm kéo dài trên 10 ngày mà không thuyên giảm.

– Cảm cúm trở nặng hơn sau 7 ngày và kèm những triệu chứng như sốt, đau đầu,…

– Trẻ xuất hiện những dấu hiệu như sưng phồng hai má, đau, sốt hoặc cảm cúm nặng hơn bình thường.

Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng bố mẹ đã biết cách điều trị và phòng tránh căn bệnh viêm xoang mũi cho trẻ một cách khoa học nhất. Từ đó, giúp tránh việc bé bị viêm xoang mũi gặp phải những biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *