Chữa viêm tai giữa cho trẻ như thế nào cho hiệu quả, an toàn là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh có con em bị viêm tai giữa. Bởi bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: thủng màng nhĩ, liệt mặt, ảnh hưởng khả năng nghe, viêm não…. Vậy có những phương pháp điều trị viêm tai nào? Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa ra sao?
Bạn đang đọc: Phương pháp chữa viêm tai giữa cho trẻ hiệu quả, an toàn?
1. Những phương pháp chữa viêm tai giữa cho trẻ hiệu quả?
Bệnh viêm tai giữa có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Bệnh càng để lâu thì càng nguy hiểm, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Hiện nay có nhiều cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ, việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của bệnh.
1.1 Chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng phương pháp nội khoa
Điều trị viêm tai giữa cho trẻ ở giai đoạn xung huyết được áp dụng bằng phương pháp nội khoa. Thuốc để điều trị viêm tai giữa ở giai đoạn này chủ yếu là thuốc kháng sinh kết hợp thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau…
Thời gian điều trị bằng nội khoa diễn ra tối thiểu 8 ngày. Nếu màng nhĩ của trẻ bị thủng, có thể nhỏ tai cho trẻ từ 3 đến 4 ngày để ngăn chặn và giảm hình thành mủ, sau đó rửa lại bằng nước muối sinh lý hoặc là oxy già.
Khi cho trẻ sử dụng thuốc viêm tai giữa, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
– Không được tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
– Hạn chế cho trẻ sử dụng các nhóm kháng sinh có chứa aminoglycosid nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, trẻ đang giai đoạn tập nói bởi kháng sinh này dễ để lại độc trong ốc tai của trẻ và nhiều trường hợp có thể khiến trẻ bị câm, điếc…
Chữa viêm tai giữa cho trẻ như thế nào cho hiệu quả, an toàn là thắc mắc của rất nhiều các bậc phụ huynh có con em bị viêm tai giữa
1.2 Chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng phương pháp đặt ống thông màng nhĩ
Nhiều trường hợp trẻ bị viêm tai giữa điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ Diablo. Ống thông nhĩ được chỉ định trong các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa kéo dài, mủ ứ đọng và dịch dai dẳng. Ống thông nhĩ có tác dụng là giúp cho dịch từ tai của trẻ có thể thoát ra ngoài, ngăn ngừa dịch mủ tích tụ thêm, sau khi tháo ống thông, màng nhĩ của trẻ có thể tự lành lại được.
1.3 Điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp viêm tai giữa đã trở nên nặng nề, điều trị bằng nội khoa, đặt ống thông nhĩ không có hiệu quả.
Phẫu thuật viêm tai giữa là phương pháp bắt buộc thực hiện khi viêm tai giữa có cholesteatoma, nếu không có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật bao gồm: viêm tai giữa màng nhĩ thủng mạn tính, tai chảy mủ có mùi, điều trị lâu ngày không có hiệu quả….
Nếu màng nhĩ của trẻ bị thủng, có thể nhỏ tai cho trẻ từ 3 đến 4 ngày để ngăn chặn và giảm hình thành mủ, sau đó rửa lại bằng nước muối sinh lý hoặc là oxy già.
2. Trẻ bị viêm tai giữa cần được chăm sóc như thế nào cho đúng cách?
2.1 Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng
Tai – mũi – họng là ba bộ phận của cơ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó khi bị viêm tai giữa cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cả ba bộ phận này cho trẻ.
– Vệ sinh tai bằng cách dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu vì có thể khiến cho tai trẻ bị tổn thương.
– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách dùng nước muối sinh lý và rửa mũi hàng ngày cho trẻ, nếu trời lạnh có thể ngâm nước muối sinh lý ấm để nhỏ vào mũi của trẻ.
– Vệ sinh họng cho trẻ bằng cách rơ lưỡi, với những trẻ lớn hơn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.
2.2 Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý
Trẻ bị viêm tai giữa thường quấy khóc, khó chịu và biếng ăn. Do đó cha mẹ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ. Có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ có thể ăn được nhiều hơn. Cho trẻ uống các loại nước lọc hoặc nước trái cây giàu dinh dưỡng. Với trẻ nhỏ thì cần tăng lượng sữa mỗi ngày.
2.3 Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn
– Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn hay áp dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.
– Nếu trẻ sốt cần chườm khăn ấm cho trẻ để hạ sốt, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nghỉ ngơi ở nơi khu vực yên tĩnh.
2.4 Đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường
Việc chăm sóc trẻ viêm tai giữa cha mẹ cần hết sức lưu ý, nếu thấy tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm, trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.
Các dấu hiệu bất thường của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám bao gồm:
– Trẻ liên tục kêu đau và mức độ, tần suất đau tăng dần lên.
– Trẻ sốt cao mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.
– Trẻ quấy khóc liên tục, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài.
– Trẻ nôn ói và bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
Tìm hiểu thêm: 7 Điều cần biết để phòng và điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ hiệu quả
Việc chăm sóc trẻ viêm tai giữa cha mẹ cần hết sức lưu ý, nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.
3. Những biện pháp đơn giản để ách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ?
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau đây:
– Đảm bảo vệ sinh tai – mũi – họng sạch sẽ cho trẻ, hạn chế tối đa khả năng trẻ bị sổ mũi, viêm họng, vì đây là nguyên nhân khiến cho trẻ bị viêm tai và dẫn đến viêm tai giữa.
– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ và gan bàn chân khi trời lạnh hoặc khi trẻ nằm phòng điều hòa
– Khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi, viêm amidan, cha mẹ cần chú ý điều trị dứt điểm.
– Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị viêm phổi
Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh vùng tai mũi họng cho trẻ sạch sẽ
Bài viết dưới đây của chúng tôi đã tổng hợp về các phương pháp điều trị viêm tai giữa cho trẻ phổ biến, hiệu quả và an toàn hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho cha mẹ những thông tin hữu ích để từ đó có thể chăm sóc con em mình một cách tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.