Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang hay viêm mũi xoang là bệnh đường hô hấp phổ biến ở Việt Nam, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó đối tượng có nguy cơ cao là những người từng bị viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp trên dai dẳng. Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trẻ.

Bạn đang đọc: Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc viêm xoang.

1. Nguyên nhân gây viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót bên trong các xoang mũi, viêm nhiễm phù nề gây tăng tiết dịch mũi, tiết nhầy gây tắc nghẽn xoang. Các khoang xoang có đặc điểm rỗng được bao phủ bởi lớp niêm mạc mỏng có vai trò lọc và làm ẩm không khí vào mũi. Lớp niêm mạc này còn có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Các tác nhân gây viêm xoang chủ yếu là virus, vi khuẩn và nấm. Các vi khuẩn thường gặp: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae,… Chúng thường di chuyển từ hầu họng lên và gây xoang. Bên cạnh đó còn có thể đề cập đến một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ cao khác khiến trẻ bị bệnh như:
– Không khí lạnh gây suy giảm chức năng của lông, lớp niêm mạc trong mũi. Từ đó, vi khuẩn và virus có điều kiện lý tưởng để xâm nhập, sinh sôi, gây viêm nhiễm, gây bệnh viêm xoang ở trẻ em.
– Trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, có phấn hoa trong không khí, hóa chất, khói thuốc cũng làm suy yếu hệ miễn dịch và đường hô hấp của trẻ yếu hơn
– Hiếm gặp trường hợp trẻ bị viêm xoang do dị hình mũi như lệch vách ngăn, có polyp ở mũi,… khiến lưu thông không khí trong mũi xoang kém

Tác nhân gây viêm mũi xoang ở trẻ em có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh có thể bắt nguồn từ một số bệnh liên quan như:
– Viêm đường hô hấp trên
– Viêm mũi dị ứng
– Viêm VA, amidan
– Hen phế quản

Vì vậy, không chỉ bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố môi trường mà bố mẹ còn cần đề cao cảnh giác hơn nữa khi con đã có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trẻ nên được khám sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe và sớm phát hiện bệnh.

2. Bệnh viêm xoang ở trẻ em có biểu hiện gì?

Nhận biết sớm các dấu hiệu giúp điều trị bệnh ngay từ giai đoạn cấp tính và không để bệnh tiến triển thành mãn tính. Bệnh viêm xoang ở trẻ em có các biểu hiện điển hình như:
– Sốt nhẹ
– Chảy nước mũi trong hoặc xanh vàng, đặc
– Biểu hiện ho, rát họng
– Nghẹt mũi khiến trẻ thở ngắn, thở nhanh, ngủ ngáy
Trẻ nhỏ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú
– Trẻ lớn hơn có thể tự nhận thức được tình trạng nặng đầu, nhức đầu
– Mắt sưng húp

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị viêm phế quản tại nhà cho trẻ thế nào?

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em

Bệnh viêm xoang có biểu hiện ngứa rát họng.

Biểu hiện bệnh có sự thay đổi khi trẻ mắc bệnh nặng hơn. Bố mẹ có thể sớm phát hiện bệnh của con sau 1 đợt con bị viêm đường hô hấp trên. Tàn dư của bệnh có thể dẫn đến viêm xoang của trẻ. Thông thường, các triệu chứng của xoang cấp tính sẽ chỉ kéo dài dưới 4 tuần, với xoang bán cấp có thể tới 8 tuần, xoang mãn tính có thể tới 12 tuần dù đã được tiếp nhận điều trị. Như vậy có thể thấy, phát hiện bệnh càng muộn càng khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Kể cả khi được điều trị thì sức khỏe của trẻ cũng rất yếu mà mất nhiều thời gian để chống lại bệnh. Từ đó, sức khỏe và hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3. Điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang cho trẻ

Ngoài chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng thì các bác sĩ còn sử dụng phương pháp nội soi tai mũi họng. Phương pháp này giúp phát hiện dịch trong các xoang và thấy được tình trạng phù nề rất rõ ràng. Một vài trường hợp có thể được chỉ định làm nhiều phương pháp hơn như chụp cắt lớp,… Sau khi đã chẩn đoán được bệnh và mức độ bệnh thì bệnh nhân sẽ được tiếp nhận điều trị. Tùy từng mức độ bệnh và thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Bệnh viêm xoang điều trị khá đơn giản nhưng nếu để bệnh lâu ngày, bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần, tiến triển thành xoang mãn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
– Điều trị nội khoa đối với bệnh nhân viêm xoang cấp tính. Bác sĩ kê các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng, thuốc co mạch chống xuất tiết. Các loại thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế trong trường hợp cần bơm rửa xoang.
– Phẫu thuật xoang mũi cho trẻ với trường hợp điều trị nội khoa không có hiệu quả hoặc kéo dài dai dẳng không đem lại hiệu quả tốt. Bệnh nhân khi xuất hiện các biến chứng cũng có thể được chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, các bệnh nhân có polyp quá to cũng thuộc nhóm điều trị này. Phẫu thuật gây mê cần được thực hiện ở các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín.

Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Nội soi tai mũi họng là phương pháp chẩn đoán viêm xoang phổ biến.

Việc điều trị cần phải kết hợp với thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp chăm sóc được bác sĩ hướng dẫn:
– Tách trẻ khỏi các tác nhân gây dị ứng: đảm bảo trong môi trường sống, vui chơi của trẻ không có khói thuốc, bụi, phấn hoa, lông động vật.
– Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh tay, tai mũi họng hàng ngày
– Giữ độ ẩm và nhiệt độ trong nhà phù hợp
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng, chú ý cho trẻ ăn đầy đủ bằng cách chia nhỏ bữa
– Chú ý cho trẻ uống đủ nước bằng cách bú mẹ, uống nhiều nước, ăn hoa quả, uống nước hoa quả
– Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc, xông mũi để điều trị bệnh cho trẻ hoặc tự ý ngưng thuốc
– Chú ý cho trẻ nghỉ ngơi và hạn chế đến nơi đông người kể cả khi trẻ khỏe mạnh

Các biện pháp chăm sóc trên cũng có thể coi là các phương pháp phòng bệnh hữu hiệu cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần đảm bảo điều trị triệt để các bệnh hô hấp khác để giảm nguy cơ vi khuẩn lây lan, lây bệnh ra các bộ phận khác.

Bệnh viêm mũi xoang ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể đem đến biến chứng viêm tai giữa, viêm họng, viêm VA,… Khi này việc giải quyết hậu quả đã thêm phần khó khăn và sức khỏe của trẻ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, bố mẹ hãy chú ý đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời. Thu Cúc TCi đồng hành cùng bố mẹ bảo vệ sức khỏe con yêu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *