Bố mẹ nên làm gì khi con mọc răng sốt? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Mọc răng là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong thời kỳ này, các bé sẽ cảm thấy khó chịu vài ngày và có thể bị sốt. Vì vậy, bố mẹ cần phải biết cách chăm sóc khi con mọc răng sốt để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Bạn đang đọc: Bố mẹ nên làm gì khi con mọc răng sốt? Khi nào nên gặp bác sĩ?

1. Cách chăm sóc hiệu quả khi con mọc răng sốt

1.1. Cách xử trí sốt khi trẻ mọc răng

Nếu đã xác định trẻ bị sốt do mọc răng, bố mẹ hãy an tâm và bình tĩnh xử trí. Hầu hết những trường hợp khi con mọc răng sốt, thân nhiệt của các bé sẽ không vượt quá 38 độ C. Do đó, bố mẹ nên nhúng khăn mềm vào nước ấm rồi lau người cho con.

Với trường hợp cơ địa của trẻ dễ bị sốt cao, bố mẹ cần phải có cách xử trí khẩn cấp hơn. Đó là đưa bé tới gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hạ sốt phù hợp, tránh để trẻ bị sốt cao co giật. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao đi kèm co giật, bố mẹ phải nhanh chóng lấy cây đè lưỡi có quấn gạc hoặc gòn để chèn vào miệng của con. Mục đích của việc làm này là để trẻ không cắn vào lưỡi. Sau đó, bố mẹ cần phải đưa con đi cấp cứu ngay để được các bác sĩ Nhi xử trí kịp thời.

Bố mẹ nên làm gì khi con mọc răng sốt? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bố mẹ nên lau người bằng khăn ấm cho con khi sốt mọc răng

1.2. Những biện pháp hỗ trợ kèm theo khi chăm sóc con mọc răng sốt

Khi trẻ bị sốt, cơ thể của các bé sẽ bị mất nước nên bố mẹ cần phải bổ sung thêm nước cho con. Phương pháp phổ biến nhất dành cho những trẻ dưới 6 tháng tuổi là cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn.

Với những trẻ hơn 6 tháng tuổi, bố mẹ nên cho con uống thêm dung dịch Oresol hoặc chất điện giải để bù nước cho con. Lúc này, bố mẹ cũng phải lau người để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho con mặc quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Bởi vì điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hạ sốt nhanh chóng. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên đắp chăn hoặc quấn nhiều khăn vào người của trẻ. Bởi vì như vậy sẽ làm trẻ khó thở và cảm thấy khó chịu.

Hơn nữa, trong thời gian trẻ sốt mọc răng, bố mẹ cũng vẫn phải vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ. Tốt nhất, bố mẹ nên sử dụng gạc hoặc khăn mềm để lau sạch răng miệng cho trẻ sau khi bú hoặc ăn xong. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống một nước ấm tráng miệng sau mỗi cữ bú.

1.3. Những biện pháp giúp con giảm đau nướu

Bố mẹ có thể giúp con giảm đau nướu bằng cách xoa bóp nướu cho trẻ. Theo đó, bố mẹ hãy sử dụng miếng gạc tiệt trùng rồi quấn ở đầu ngón tay. Tiếp đến, bố mẹ hãy xoa nhẹ lên chỗ những chiếc răng đang mọc để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho con ngậm đồ vật sạch. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải lưu ý một điều là đồ vật đó phải mềm, không chứa chất độc hại và không sắc nhọn. Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều sản phẩm dành cho trẻ ngậm được sản xuất bằng những chất liệu rất an toàn. Do đó, bố mẹ có thể mua về cho bé ngậm khi bị đau nướu, ngứa lợi.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

Bố mẹ nên làm gì khi con mọc răng sốt? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bố mẹ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ

2. Khi nào con sốt mọc răng sốt nên đi gặp bác sĩ?

Không phải trường hợp nào bé sốt mọc răng cũng đều an toàn. Đôi khi có những trường hợp con bị sốt cao là do cơ địa hoặc trùng lặp với các tình trạng nhiễm trùng nào đó. Do đó, khi bé có những biểu hiện như sau thì bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đi khám nhanh nhất có thể: sốt cao trên 39 độ C, tím tái, thở yếu, quấy khóc liên tục, lừ đừ, cơn sốt kéo dài trên 24 giờ, co cứng, co giật, phát ban kèm theo, cổ co cứng, nôn mửa kéo dài, nôn tất cả mọi thứ, tiêu chảy phân máu.

Bố mẹ nên làm gì khi con mọc răng sốt? Khi nào nên gặp bác sĩ?

>>>>>Xem thêm: Viêm amidan là gì? Bé bị viêm amidan có biểu hiện như thế nào?

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi con mọc răng sốt

3. Sau bao nhiêu lâu thì trẻ sẽ hết sốt mọc răng?

Trẻ mọc răng sốt là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường và tự hết sau khoảng 3 – 4 ngày sau khi răng đã nhú lên. Về cơ bản, mọc răng không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt mà do nướu bị rách và cọ xát gây ngứa và đau cho trẻ, nên con thường cho tay hoặc những vật dụng khác vào trong miệng.

Mục đích của việc này là để làm giảm tình trạng khó chịu và gây viêm xung quanh vào khu vực tổn thương, cũng như vô hình chung tạo điều kiện cho những tác nhân có hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Để chống lại những tác nhân này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phản xạ tự nhiên là sốt. Đây chính là cơ chế có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ bị sốt kéo dài, sốt cao trên 39 độ C, rất có thể con đang bị nhiễm một bệnh khác. Thông thường, sau khi khỏi, trẻ sẽ sốt trở lại sau đó một vài tuần hoặc 1 tháng vì con không chỉ mọc một chiếc răng mà còn mọc nhiều cái cách đợt nhau.

Hy vọng những bài viết trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về hiện tượng con mọc răng sốt. Từ đó, các bạn sẽ có những xu hướng xử lý phù hợp khi con bị sốt mọc răng. Cũng như đưa bé tới cơ sở y tế uy tín gần nhất trong những tình huống khẩn cấp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *