Nhận biết triệu chứng thủy đậu ở trẻ theo giai đoạn

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cũng bởi vậy, bố mẹ cần nắm rõ các triệu chứng thủy đậu ở trẻ để kịp thời chăm sóc và điều trị cho con.

Bạn đang đọc: Nhận biết triệu chứng thủy đậu ở trẻ theo giai đoạn

1. Thủy đậu là bệnh như thế nào?

Nhận biết triệu chứng thủy đậu ở trẻ theo giai đoạn

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra

Thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus có tên Varicella Zoster gây ra. Tại Việt Nam, thủy đậu được tính vào nhóm 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp với tỷ lệ mắc cao nằm ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa cuối đông – đầu xuân, có khi kéo dài đến hè.

Bệnh thủy đậu có tốc độ lây truyền nhanh, chủ yếu qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt phỏng vỡ ra. Bệnh thường lành tính, có thể khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

2. Các triệu chứng thủy đậu ở trẻ qua từng giai đoạn

Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu phát triển qua 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Ở mỗi giai đoạn, bệnh lại có các triệu chứng khác nhau.

2.1. Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu

Nghiên cứu dịch tễ cho thấy, bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 10-20 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Tùy vào sức đề kháng của trẻ mà thời gian ủ bệnh của mỗi trẻ sẽ khác nhau. Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ đã bị nhiễm virus nhưng chưa có biểu hiện gì nên bố mẹ sẽ rất khó nhận biết con mắc bệnh trong giai đoạn này.

Các triệu chứng thủy đậu ở trẻ có thể nhận biết rõ nhất là ở giai đoạn khởi phát và toàn phát bệnh.

2.2. Triệu chứng thủy đậu ở trẻ giai đoạn khởi phát

Sau thời gian ủ bệnh từ 2-3 tuần, bệnh thủy đậu sẽ bước vào giai đoạn khởi phát, thường kéo dài từ 1-2 ngày. Lúc này, trẻ thường xuất hiện một số triệu chứng như:

– Sốt nhẹ

– Cơ thể mệt mỏi, uể oải

– Đau đầu, đau cơ

– Chán ăn

– Trong khoảng 24-48 giờ đầu, những nốt phát ban đỏ với đường kính vài milimet sẽ bắt đầu xuất hiện trên da trẻ

– Trong một số trường hợp, trẻ có thể có triệu chứng nổi hạch sau tai hoặc viêm họng.

Có thể thấy, đa số các biểu hiện của bệnh thủy đậu ở giai đoạn khởi phát khá giống với triệu chứng của các bệnh cảm cúm thông thường, do đó các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn và bỏ qua mất thời điểm vàng để điều trị bệnh thủy đậu từ sơ khai.

2.3. Triệu chứng thủy đậu ở trẻ giai đoạn toàn phát

Tìm hiểu thêm: Suy hô hấp ở trẻ nhỏ: Nhận biết và điều trị đúng cách

Nhận biết triệu chứng thủy đậu ở trẻ theo giai đoạn

Ở giai đoạn toàn phát bệnh, các mụn nước mọc lan rộng toàn cơ thể

Khi bệnh thủy đậu bước sang giai đoạn toàn phát, các triệu chứng của bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn. Cụ thể là:

– Trẻ sẽ bị sốt cao, buồn nôn, cảm thấy đau đầu và đau cơ nhiều hơn

– Các nốt ban đỏ trên da bắt đầu phát triển thành các mụn nước chứa đầy dịch bên trong và mọc lan rộng toàn cơ thể, bao gồm cả đầu, mí mắt, âm đạo, thậm chí cả bên trong tai, miệng, niêm mạc hầu họng… Theo nghiên cứu, trung bình mỗi bệnh nhân thủy đậu thường mọc khoảng 100 – 500 nốt mụn nước. Các nốt này sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn khi các mụn nước ngứa xâm nhập cả trong miệng.

– Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng mụn nước, nốt mụn sẽ có kích cỡ to hơn và dịch bên trong sẽ có màu đục do chứa mủ.

2.4. Giai đoạn hồi phục

Sau khi phát bệnh khoảng 7-10 ngày, các nốt mụn nước sẽ tư vỡ ra rồi khô lại và đóng vảy. Bệnh sẽ dần khỏi, vảy bong ra và để lại các dát màu hồng, có thể có lõm hoặc không. Trong trường hợp vùng da non có lõm thì đó là dấu hiệu cho thấy các mụn nước bị nhiễm trùng và bị tổn thương sâu.

Trong giai đoạn này, bố mẹ cần vệ sinh thật cẩn thận các nốt mụn nước trên cơ thể trẻ, tránh tối đa việc gây nhiễm trùng, dẫn đến sẹo. Cha mẹ có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị sẹo và trị thâm theo chỉ định của bác sĩ để bôi cho con, tránh các nốt sẹo rỗ do thủy đậu để lại.

3. Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ hiện nay

Khi trẻ bị thủy đậu, nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách thì thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: nhiễm trùng trên da, nhiễm trùng máu, thậm chí là viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi, viêm màng não, …

Cũng bởi vậy, khi nhận thấy triệu chứng thủy đậu ở con, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Sau khi xác định được tình trạng của con, bác sĩ sẽ ra chỉ định con có thể điều trị tại nhà hay cần nhập viện để được y bác sĩ theo dõi, chăm sóc.

Nhận biết triệu chứng thủy đậu ở trẻ theo giai đoạn

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị ho gà bệnh học ở trẻ em

Bố mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng của con

Thông thường, nếu bệnh lành tính, không có biến chứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để con điều trị tại nhà. Còn với trường hợp trẻ bị biến chứng của thủy đậu, bác sĩ sẽ yêu cầu con nhập viện để điều trị nội trú.

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu mà chỉ có các loại thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh như: thuốc kháng virus, thuốc sát khuẩn và giải độc nhẹ xanh Methylen, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, giảm ngứa và vitamin. Tùy theo độ tuổi và biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Nếu bác sĩ chỉ định con điều trị tại nhà, bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn và phác đồ thuốc của bác sĩ.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc trẻ, phụ huynh cần lưu ý:

– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, chất vải mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi để tránh cọ sát vào các mụn nước trên cơ thể, tránh nguy cơ các mụn nước bị vỡ.

– Thường xuyên cắt móng tay, móng chân và giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bố mẹ nên dùng bao tay vải để bọc tay trẻ, tránh trường hợp trẻ cào vào các mụn nước gây vỡ và nhiễm trùng.

– Bố mẹ nên vệ sinh thân thể cho con bằng nước ấm để giảm bớt triệu chứng ngứa cho con.

– Vì các nốt thủy đậu có thể mọc cả ở trong miệng khiến con chán ăn nên bố mẹ nên chế biến những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt cho trẻ. Bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm nước hoa quả để tăng cường đề kháng cho con.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người khác cho đến khi các nốt mụn nước đã đóng vảy và trên cơ thể không xuất hiện thêm các nốt mới.

– Bố mẹ cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ, và rửa tay với xà phòng ngay sau khi tiếp xúc để tránh nguy cơ lây bệnh.

Trong quá trình cho trẻ điều trị tại nhà, bố mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *