Trẻ bị viêm hô hấp trên là tình trạng các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bị viêm nhiễm. Nhiều bậc phụ huynh không tránh khỏi lo lắng vì bệnh này dễ tái phát nhiều lần. Vậy mẹ đã biết cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên chưa? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm hô hấp trên: Mẹ đã biết điều trị và chăm sóc?
1. Khát quát bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
1.1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm hô hấp trên?
Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận từ thanh quản lên đến mũi như: Thanh quản, xoang, họng, hầu, mũi. Các bộ phận này đều có chức năng là tiếp nhận không khí bên ngoài cơ thể. Sau đó, chúng sẽ làm ấm, sưởi ấm rồi lọc khí và đưa vào phổi. Đây cũng là những bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên dễ xảy ra trình trạng nhiễm trùng.
Khi các bộ phận này bị nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng viêm hô hấp trên ở trẻ. Với trẻ dưới 5 tuổi thì đa phần mắc bệnh do nhiễm một số virus hoặc vi khuẩn lành tính. Cụ thể:
– Một số loại virus: Virus cúm, virus sởi, virus hợp bào hô hấp… và một số loại nấm;
– Một số loại vi khuẩn: Liên cầu khuẩn, vi khuẩn Bordetella, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn HIB (Hemophilus influenzae type B)…
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên như: Dị ứng thời tiết và các tác nhân khác có trong không khí, khói bụi, phấn hoa…
Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận từ thanh quản lên đến mũi như: Thanh quản, xoang, họng, hầu, mũi.
1.2. Các triệu chứng nhận biết trẻ bị viêm hô hấp trên?
Các triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết của bệnh bao gồm:
– Sốt cao, cơ thể mệt mỏi;
– Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi;
– Ho nhiều, ho khan kéo dài, hoặc ho có đờm, ho từng cơn;
– Họng đau rát, khàn tiếng, hơi thở có mùi;
– Một số trường hợp trẻ nhiễm bệnh còn bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy…
2. Cách điều trị viêm hô hấp trên ở trẻ tại nhà
Tuy bệnh sẽ tự khỏi chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày nhưng lại dễ tái phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Do đó, mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị cho trẻ ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc.
2.1. Cách chăm sóc và điều trị đối với trẻ bị chảy nước mũi
– Vệ sinh mũi cho bé bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ vào 2 bên mũi. Sau khi dịch mũi loãng hơn, mẹ thực hiện hút mũi bằng dụng cụ chuyên dụng. Tuyệt đối không dùng miệng hút vì miệng người lớn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho bé. Sau đó, lấy tăm bông sạch chấm nhẹ để làm khô mũi, tránh làm xước niêm mạc mũi của bé.
– Dùng khăn giấy khô, mềm để thấm nước mũi, làm thông thoái mũi cho bé. Đặc biệt, nên làm thông mũi cho bé vào trước bữa ăn để bé tránh bị nôn trớ;
– Không nên quá lạm dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé vì có thể gây teo niêm mạc mũi;
– Khi bế bé, mẹ nên bế với tư thế đứng song song với mẹ; Khi nằm thì đặt đầu bé cao hơn cơ thể một chút (như gối lên khăn mỏng);
– Giữ vệ sinh không gian sinh hoạt cho bé, tránh nơi ẩm thấp, không thoáng khí;
– Sử dụng thêm máy cấp ẩm trong không gian bé sinh hoạt;
Dùng khăn giấy khô, mềm để thấm nước mũi, làm thông thoái mũi cho bé.
2.2. Cách chăm sóc và điều trị đối với trẻ bị sốt cao
– Nếu bé sốt từ 37,5 – 38,5 độ C, cha mẹ hãy cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi và đặt bé nằm trong phòng mát. Đồng thời, cho bé uống nhiều nước để bổ sung chất điện, ăn đủ chất, bổ sung dinh dưỡng. Dùng khăn mềm, thấm nước ấm để đắp trán và lau các vùng nách, bẹn… để hạ nhiệt cho bé. Thường xuyên cặp nhiệt độ để kiểm soát thân nhiệt cho bé, tránh để sốt cao gây co giật;
– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, cha mẹ vẫn cố gắng hạ nhiệt cho bé bằng cách dùng khăn thấm nước ấm rồi đắp trán và lau nách, bẹn. Đồng thời cho bé dùng các loại thuốc hạ sốt (dạng uống hoặc đút hậu môn). Có thể xin tư vấn của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng sau cho phù hợp.
2.3. Cách chăm sóc và điều trị đối với trẻ bị ho
Để làm dịu cơn ho của trẻ, mẹ có thể cho áp dụng một vài phương pháp đơn giản sau:
– Uống nước chanh mật ong pha loãng;
– Súc miệng với nước muối loãng;
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm cách trị ho cho trẻ với những nguyên liệu cực lành tính và dễ tìm như: Gừng, bạc hà, lá hẹ, lá húng chanh…
Tìm hiểu thêm: Cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ
Để làm dịu cơn ho của trẻ, mẹ có thể cho bé uống nước chanh mật ong pha loãng.
2.4. Cách chăm sóc và điều trị đối trẻ bị nôn
– Cho trẻ nằm nghiêng sang 1 bên để tránh dịch nôn chảy vào mũi, tai…
– Cho trẻ uống nước với lượng nhỏ, 5 phút một lần để nhanh chóng bổ sung nước và chất điện giải;
– Tránh ăn thức ăn đặc, ưu tiên các món dễ nuốt như cháo loãng, soup, nước canh, khoai tây nghiền…
– Nếu trẻ vẫn ăn sữa, mẹ nên tiếp tục cho bé bú nhưng lượng ăn ít hơn. Nếu trẻ không chịu bú, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình hoặc thìa;
– Sau 8 giờ, kể từ lần nôn gần nhất, trẻ uống nước mà không bị nôn lại, mẹ có thể cho bé ăn dần các món đặc hơn như cháo, cơm…
– Sau 24 giờ, kể từ lần nôn gần nhất, mẹ có thể cho trẻ ăn uống theo chế độ dinh dưỡng bình thường.
3. Làm thế nào để phòng bệnh viêm hô hấp trên cho trẻ?
Viêm hô hấp trên ở trẻ là bệnh dễ mắc và dễ tái phát nhiều lần. Vì vậy, các biện pháp phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu bao gồm:
– Tiêm phòng đầy đủ cho bé theo các chương trình tiêm chủng của quốc gia;
– Không nên cai sữa cho bé quá sớm, nên cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch;
– Không nên cho bé đến những nơi đông người, đặc biệt là vào mùa dịch;
– Giữ vệ cho bé bằng cách tắm và rửa tay thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh;
– Thường xuyên vệ sinh không gian ở để virus và vi khuẩn không thể trú ngụ;
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để con được bổ sung đủ chất;
>>>>>Xem thêm: Táo bón ở trẻ: 4 điều mẹ cần biết
Tiêm phòng đầy đủ cho bé theo các chương trình tiêm chủng của quốc gia là biện pháp phòng ngừa trẻ bị viêm hô hấp trên được ưu tiên hàng đầu.
Nhiều cha mẹ vẫn luôn lo lắng, không biết trẻ bị viêm hô hấp trên có nguy hiểm không? Tuy nhiên, đây là bệnh lành tính thông thường, chỉ là trẻ dễ nhiễm và dễ tái phát. Hy vọng, qua bài viết này, cha mẹ đã biết cách chăm sóc bé để phòng bệnh, cũng như mau khỏi bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.