Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất. Vậy vì sao thiếu sắt lại gây thiếu máu và cải thiện tình trạng này như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài sau đây.

Bạn đang đọc: Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

1. Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em là nguyên nhân thường gặp

Thiếu máu được biết đến là tình trạng số lượng hemoglobin hay hồng cầu thấp hơn bình thường. Hemoglobin được biết đến là chất cần thiết để giúp hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển oxy nuôi cơ thể. Khi lượng Hemoglobin quá thấp, chức năng vận chuyển oxy không được thực hiện đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, gây ra một loạt các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe. Ở trẻ em, một trong những nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là thiếu máu do thiếu sắt, cụ thể:

1.1. Thiếu máu sắt do chế độ ăn không đủ lượng sắt cần thiết

Chế độ ăn nghèo sắt là lý do phổ biến gây thiếu máu sắt.
– Ở trẻ sơ sinh, sắt được cung cấp chủ yếu thông qua sữa mẹ. Sữa công thức luôn được bổ sung đầy đủ chất trong đó có sắt, tuy nhiên, nếu như trong sữa mẹ, sắt được hấp thụ rất tốt khi vào cơ thể bé thì sữa công thức lượng hấp thụ chỉ đạt từ 10 đến 20 % so với nhu cầu của cơ thể.
– Ở trẻ lớn hơn, nguồn sắt được bổ sung thông qua thức ăn, điển hình là các loại thịt đỏ. Chế độ ăn ít những thực phẩm cung cấp sắt gián tiếp sẽ khiến chế độ ăn mất cân bằng, là lý do gây nên thiếu máu sắt.
– Chế độ ăn làm giảm hấp thu sắt, đặc biệt là các chế độ ăn giàu các chất acid phytic và các phosphat.

Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn thì phải làm sao? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Chế độ ăn thiếu thực phẩm chứa sắt cũng gây ra tình trạng thiếu máu sắt ở trẻ

1.2. Thiếu máu sắt do cơ thể kém hấp thụ sắt

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thiếu máu sắt lại do chính sự kém hấp thụ sắt của cơ thể, điển hình là trong các trường hợp: tiêu chảy kéo dài, dạ dày giảm độ toan, hội chứng kém hấp thụ của cơ thể, dị dạng đường ruột,…

1.3. Thiếu máu sắt do cơ thể có nhu cầu sắt cao

Ở một số trường hợp, trẻ có nhu cầu sắt rất cao nên với chế độ ăn thông thường không thể cung cấp đủ sắt gây thiếu máu: trẻ sinh non, thiếu cân, các trường hợp sinh đôi, sinh ba hay trẻ bước vào tuổi dậy thì, trẻ em nữ bước vào tuổi hành kinh,…

2. Cảnh báo tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Ở Việt Nam, tình trạng thiếu máu ở trẻ em những năm gần đây đã được cải thiện rõ rệt song lượng trẻ em bị thiếu máu vẫn còn ở mức cao, tập trung nhiều nhất tại các khu vực miền núi, và tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi, đặc biệt là dưới 12 tháng tuổi.

Thiếu máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Theo thống kê, trẻ thiếu máu sắt có khả năng bị suy dinh dưỡng cao, kéo theo đó là sự suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thể chất, trí tuệ của trẻ, trẻ thường kém tập trung và dễ bị kích thích.

3. Các dấu hiệu của thiếu máu sắt ở trẻ

Trên thực tế, các biểu hiện của thiếu máu sắt thường diễn ra rất âm thầm và khó nhận biết. Tuy nhiên khi thiếu máu sắt trong một thời gian dài, trẻ thường xuất hiện những triệu chứng như:

– Trẻ có da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.

– Trẻ thường nhanh mệt mỏi, thở dốc khi vận động dẫn đến lười vận động.

– Trẻ thường chán ăn do ăn không ngon miệng.

– Chậm phát triển thể chất hơn bình thường.

– Thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,….

– Miễn dịch kém, trẻ dễ mắc phải các bệnh liên quan tới nhiễm khuẩn: viêm họng, viêm hô hấp,…

– Quan sát phần móng thường bẹt và dễ gãy, màu sắc móng nhợt nhạt.

– Nhịp tim nhanh

4. Cần làm gì khi trẻ thiếu máu sắt?

Khi trẻ có những dấu hiệu của tình trạng thiếu máu sắt nói riêng và thiếu máu sắt nói chung, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm công thức máu và các kiểm tra cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và điều trị. Cùng với điều trị các bệnh lý gây thiếu máu sắt ở trẻ, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ sung sắt cũng như tư vấn điều chỉnh chế độ ăn.

Bổ sung sắt cần theo chỉ định và liều lượng phù hợp với cơ thể của trẻ thay vì tự ý bổ sung. Bởi trong nhiều trường hợp thiếu máu ở trẻ không hoàn toàn do thiếu máu sắt. Việc bổ sung sắt quá liều có thể gây tích tụ sắt và ngộ độc cho trẻ.

Song song với bổ sung sắt thông qua thực phẩm chức năng thì chế độ ăn uống của trẻ cũng là nguồn cung cấp sắt bền vững và vô cùng cần thiết:

– Đủ năng lượng và giàu chất sắt. Có rất nhiều thực phẩm là nguồn bổ sung sắt vô cùng tốt cho cơ thể như:

Thịt động vật: Trong thịt động vật, đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt dê, cừu,..; trong các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, cá hồi,… các loại trứng vịt, gà,… đều là các thực phẩm rất giàu sắt.

Trong động vật: Các loại rau xanh đậm như bó xôi, bông cải, xanh hay các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô

Kết hợp sử dụng vitamin C hằng ngày để tăng hấp thụ sắt: Vitamin C có nhiều trong các loại nước trái cây như ổi, cam, quýt,…

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng thủy đậu ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ đúng cách?

Một số thực phẩm giảm hấp thụ sắt cần lưu ý

– Một số thực phẩm hạn chế hấp thụ sắt cha mẹ nên biết:

Các thực phẩm giàu canxi, bao gồm: sữa và các sản phẩm từ sữa, muỗi,..

Các thực phẩm giàu Tanin: quả nhỏ, ngô và cao lương.

Các thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, yến mạch, lúa mạch.

Thời gian sử dụng các sản phẩm nêu trên và các sản phẩm bổ sung sắt cần cách nhau từ 1 – 2 giờ để không ảnh hưởng tới hấp thu dinh dưỡng.

Ngoài ra, ba mẹ cần ghi nhớ lịch thực hiện tẩy giun cho trẻ. Ngày nay, tuy cuộc sống hiện đại, thực phẩm sạch rất nhiều song việc thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ vẫn cần được thực hiện để phòng ngừa nhiễm giun sán cho trẻ. Lý do bởi giun sán khi ký sinh trong cơ thể sẽ trực tiếp lấy dinh dưỡng, thức ăn từ cơ thể để phát triển. Việc thiếu hụt dinh dưỡng do mắc giun sán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tạo máu của  cơ thể.

Trên đây là một số lưu ý về tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Với những thông tin trên hi vọng đã mang đến những kiến thức hay cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *