Viêm tai ngoài ở trẻ em có nhiều dạng và do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhận biết sớm các triệu chứng viêm ống tai và điều trị cho trẻ như thế nào, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nhận biết và điều trị viêm ống tai ở trẻ
1. Tình trạng viêm ống tai ở trẻ
Minh họa vị trí ống tai ngoài
Viêm tai ngoài (ống tai) là tình trạng niêm mạc của ống tai (đường nối vành tai với màng nhĩ) bị nhiễm trùng. Đây là bệnh lý tai phổ biến ở trẻ em với ba dạng chính sau đây:
1.1. Viêm ống tai ngoài khu trú
Bản chất là tình trạng nhiễm trùng các nang lông ở ống tai gây ra do khuẩn tụ cầu Staphylococcus với các biểu hiện đau dữ đội trong ống tai và mức độ đau gia tăng khi kéo vành tai hoặc ấn vào vùng trước của tai. Đây cũng là tình trạng viêm thường gặp nhất ở trẻ.
1.2. Viêm ống tai ngoài lan tỏa
Viêm tai ngoài lan tỏa gây ra do sự tấn công của các bào tử nấm (nấm ống tai), virus, vi khuẩn. Bệnh thường xảy ra với trẻ sơ sinh không được cha mẹ vệ sinh tai thường xuyên hoặc với trẻ thường có thói quen bơi lội nhưng thường xuyên để nước đọng trong ống tai.
1.3. Viêm ống tai ngoài ác tính
Viêm tai ngoài ác tính là trường hợp rất hiếm gặp ở trẻ. Viêm ác tính sẽ dẫn đến hoại tử ống tai và gây tử vong nếu trẻ bị bệnh đái tháo đường hoặc bị suy giảm miễn dịch. Bệnh do Pseudomonas aeruginosa gây ra, khiến ống tai hoại tử lan rộng, biến đổi cấu trúc mô xung quanh, tấn công nền sọ gây biến chứng tê liệt thần kinh, là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não và áp xe não.
2. Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em
Viêm tai ngoài liên quan trực tiếp tới sự tấn công của các tác nhân gây hại vào ống tai. Mà những yếu tố sau đây chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ:
– Sức đề kháng của trẻ em không tốt như người lớn, chính vì thế khả năng tự dự phòng bệnh của trẻ cũng kém hơn.
– Ở trẻ vệ sinh, mồ hôi, chất tiết không được làm sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn u trú và phát triển trong ống tai, gây viêm.
– Sử dụng các dụng cụ vệ sinh tai không đảm bảo hoặc không đúng cách như tăm bông, kẹp lấy ráy tai,… Các vật dụng này có thể khiến ráy tai bị đẩy sâu và tích tụ bên trong, tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, khi các vật dụng này không đảm bảo vệ sinh có thể vô tình đưa mầm bệnh vào trong ống tai.
– Tiếp xúc với môi trường nước không đảm như đi bơi, tắm gội hoặc không có động tác làm khô, làm sạch ống tai sau khi đi bơi khiến môi trường trong tai ẩm, không sạch sẽ.
– Ngoài ra, khi trẻ mắc các bệnh lý về mũi họng, dịch nhầy có thể chảy xuống vùng tai giữa và gây viêm tai giữa, ống tai ngoài.
3. Các triệu chứng của viêm ống tai ngoài ở trẻ
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm trị ho hiệu quả cho bé cha mẹ có biết?
Khi bị viêm ống tai ngoài, trẻ thường bứt tai, tai có mùi hôi và có thể chảy mủ
Khi bị viêm tai ngoài, trẻ thường có những triệu chứng sau đây:
-Tai đau ngứa, khó chịu do vùng ống tai bị viêm.
– Trẻ thường có hành động đưa ngón tay vào bên trong để ngoáy, gãi tai, vỗ lòng bàn tay vào tai hoặc liên tục kéo vành tai để làm giảm các cơn đau.
– Trẻ lớn có thể mô tả cảm giác đau tai, đầy tai và luôn cảm thấy ù tai, bít tai cho cha mẹ hoặc người xung quanh. Trẻ nhỏ thường quấy khóc, đỏ mặt và khó chịu.
– Quan sát ống tai có thể thấy tai bị sưng đỏ, mùi hôi có thể tỏa ra từ trong ống tai. Trường hợp viêm nặng có thể chảy dịch mủ vàng ra khỏi ống tai.
– Trẻ có thể bị sốt nhẹ đến sốt cao.
– Xuất hiện những cục hạch nổi vùng sau tai của trẻ. Các hạch này có kích thước khác nhau, khi ấn thường mềm và có thể di động. Trong trường hợp nếu hách cứng và cố định, cha mẹ cần cẩn trọng vì đây có thể là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng khác.
– Thính giác của trẻ bị sụt giảm, với tình trạng viêm nặng, trẻ có thể bị điếc tạm thời.
4. Điều trị viêm ống tai cho trẻ
Khi trẻ có bất kỳ biểu hiện nào của viêm tai ngoài, cha mẹ cần cho trẻ tới cơ sở uy tín để thăm khám. Thông qua nội soi và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ viêm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong đó, việc làm sạch ống tai và kê thuốc điều trị chống viêm là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng viêm tấn sâu gây thủng màng nhĩ hay viêm tai giữa nguy hiểm ở trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh tăng cân chậm: nguyên nhân do đâu?
Khi trẻ bị viêm tai ngoài, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám
Tùy mức độ viêm nhiễm, đơn thuốc sẽ được kê thuốc uống hoặc thuốc bôi/ nhỏ hoặc cả hai cùng kết hợp. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, trẻ cần được cha mẹ hỗ trợ vệ sinh, tra thuốc,… và theo dõi để đạt hiệu quả điều trị nhanh nhất.
Tuyệt đối khi trẻ có dấu hiệu viêm tai ngoài, cha mẹ không được tự ý giã lá thuốc đắp tai cho trẻ vì biện pháp này không những không làm giảm bệnh tình mà còn dễ khiến trẻ nhiễm trùng sâu, điếc hoàn toàn, thậm chí hoại tử, nhiễm trùng máu và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
5. Phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài ở trẻ
Viêm tai ngoài là bệnh dễ gặp ở trẻ em, chính vì vậy việc phòng bệnh là hết sức quan trọng. Phòng ngừa viêm tai ngoài cho trẻ cũng rất đơn giản và dễ thực hiện:
– Luôn giữ cho ống tai khô thoáng và sạch nhất. Khi đưa trẻ đi bơi, cha mẹ nên sử dụng mũ trùm hoặc nút tai để ngăn nước vào trong tai cho bé. Sau khi bơi lội hay tắm rửa bị nước vào tai hãy nghiêng đầu và dậm chân để nước có thể chảy ra ngoài.
– Không lấy ráy tai cho trẻ bởi ráy tai sẽ tự đùn ra ngoài mà không cần loại bỏ. Trong trường hợp ráy tai quá nhiều, hãy đi đến cơ sở y tế để được bác sĩ gắp ra ngoài và làm sạch.
– Trong trường hợp trẻ bị ngứa tai hoặc có những bất thường về tai hãy chủ động đưa bé đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân, không nên tự ý dùng tăm bông hay vật nhọn đưa vào trong tai để lấy ráy tai ra ngoài.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về viêm tai ngoài thường gặp ở trẻ. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp cho cha mẹ dễ dàng nhận biết và có những biện pháp khắc xử lý đúng ngay khi bé có triệu chứng viêm ống tai.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.