Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, vàng da có nhiều mức độ và sẽ tự thuyên giảm. Nhìn chung vàng da không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài thì lại là dấu hiệu sức khỏe không tốt. Bố mẹ hãy chú ý đến thời gian con bị vàng da và sớm cho con đi khám khi vàng da kéo dài quá lâu.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài là do đâu?
Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ em.
1. Như thế nào là vàng da?
Trẻ bị vàng da thường là những trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ đủ tháng hiếm khi gặp tình trạng này. Vàng da là tình trạng tích tụ bilirubin được tạo ra khi cơ thể trẻ liên tục tạo ra tế bào hồng cầu mới và phá vỡ tế bào hồng cầu cũ. Bilirubin được chuyển hóa tại gan, đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu và phân. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thiếu tháng lại thải bilirubin kém, khiến tăng tích tụ trong máu và khiến da bị vàng. Qua thời gian, gan trẻ làm việc tốt hơn thì tình trạng vàng da sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên cần biết rằng vàng da không phải bệnh lý của gan. Trẻ bị vàng da đều có sức khỏe tốt, dù có dấu hiệu vàng da, vàng củng mạc nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng quan của trẻ.
Trẻ bị vàng da kéo dài là tình trạng trẻ mắc vàng da kéo dài quá 3 tuần ở em bé sinh non và quá 2 tuần ở em bé đủ tháng. Vàng da kéo dài có thể lành tính hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để sớm phát hiện các bất thường.
2.Tại sao trẻ em mắc vàng da?
Việc xác định nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh. Trẻ bị vàng da kéo dài chủ yếu do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để thực hiện chức năng đào thải, đặc biệt là đào thải bilirubin gây ra vàng da. Ngoài ra có thể điểm qua những nguyên nhân khác gây vàng da sinh lý như:
– Sang chấn khi chuyển dạ, thủ thuật đỡ sinh có thể ảnh hưởng đến quá trình hồng cầu bị phá vỡ nhiều hơn và nhanh hơn, trẻ có thể bị bầm tím khi sinh
– Nhóm máu của mẹ và con không tương hợp
– Bú mẹ nhiều cũng là nguyên nhân nhỏ khiến trẻ bị vàng da nhưng các bác sĩ vẫn khuyến khích cho trẻ bú mẹ bởi những lợi ích to lớn mà việc bú mẹ mang lại
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng lây như thế nào? Dấu hiệu của bệnh là gì?
Trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý.
Trẻ có thể mắc vàng da do bệnh lý:
– Trẻ có các bệnh lý về máu bẩm sinh
– Vàng da có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng
– Trường hợp hiếm trẻ có thể mắc vàng da do bệnh lý về ga
– Thiếu enzyme
3. Dấu hiệu trẻ bị vàng da kéo dài
Trẻ bị vàng da có thể được phát hiện bằng các biểu hiện tiêu biểu dưới đây:
3.1. Trẻ bị vàng da sinh lý
– Biểu hiện vàng da ở mặt, cổ, ngực
– Nước tiểu sẫm màu
– Phân nhợt nhạt
– Trẻ vẫn phát triển tốt
– Các dấu hiệu giảm sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non
3.2. Trẻ bị vàng da bệnh lý
– Vàng da không chỉ ở bề mặt da mà còn xuất hiện dấu hiệu ở củng mạc mắt
– Kéo dài trên 2 tuần
– Trẻ li bì, bỏ bú, bú kém
– Bilirubin cao hơn bình thường nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc bại não
Các dấu hiệu vàng da ở trẻ có thể dễ dàng quan sát ở nơi có đủ ánh sáng. Hàng ngày bố mẹ nên quan sát sắc thái da của con để sớm phát hiện các bất thường. Khi trẻ bị vàng da kéo dài trên 2 tuần không thuyên giảm, con bỏ bú, vàng da xuất hiện trước 24 giờ tuổi thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị.
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần cho bé khám tiêu hoá Nhi và khám ở đâu?
Bệnh vàng da đem lại rất nhiều biến chứng khôn lường vì vậy bố mẹ hãy luôn chú ý và đưa con đi khám khi con có bất cứ biểu hiện bất thường nào.
4. Điều trị vàng da kéo dài
Vàng da có thể tự thuyên giảm khi gan đủ khỏe mạnh và đào thải bilirubin bằng đường bài tiết. Tuy nhiên, nếu trẻ bị vàng da kéo dài thì có thể được can thiệp bằng các phương pháp như:
– Chiếu đèn: trẻ được chiếu đèn tia cực tím, ánh sáng có tác dụng phá vỡ bilirubin, giảm áp lực đào thải cho gan. Quá trình chiếu đèn có thể được tạm dừng để mẹ cho bé bú. Đây là phương pháp hoàn toàn an toàn cho trẻ.
– Điều trị sợi quang: trẻ được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ
– Thay máu với trường hợp trẻ bị vàng da ở mức nghiêm trọng và điều trị chiếu đèn không có hiệu quả
– Tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch là phương pháp điều trị trong trường hợp trẻ bị vàng da do sự bất cân xứng nhóm máu với mẹ
Điều trị vàng da bằng phương pháp quang học là phương pháp tiên tiến và được ghi nhận là đem lại hiệu quả cao cho trẻ. Bố mẹ lưu ý không tự ý làm theo các biện pháp dân gian như phơi nắng để cố gắng khắc phục tình trạng vàng da của trẻ. Trẻ cần được điều trị vàng da tại các cơ sở y tế sau khi được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán. Khi trẻ được chẩn đoán vàng da sinh lý, bố mẹ có thể tự theo dõi tại nhà và chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ:
– Cho trẻ bú mẹ thường xuyên: cung cấp đủ sữa, nước, tăng nhu động ruột, kích thích quá trình tiêu hóa, đào thải. Ngoài sữa mẹ, trẻ cũng có thể bú sữa công thức, tăng cữ bú khi không có đủ sữa mẹ. Nếu bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì nên chú ý đến chế độ ăn của người mẹ để sữa luôn đủ dinh dưỡng cho bé.
– Tắm nắng đúng cách và hợp lý: nắng sẽ cung cấp thêm vitamin D cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần xin ý kiến bác sĩ thật kỹ càng, tắm trong bao lâu, tắm khi nào, cần sử dụng kem bôi gì hay không?
Để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị vàng da kéo dài, mẹ nên chú ý khám sức khỏe định kỳ suốt thai kỳ để sớm phát hiện bất thường và đảm bảo sức khỏe hạn chế sinh non. Trẻ bị vàng da kéo dài có thể gặp phải biến chứng nhiễm độc thần kinh và các biến chứng kéo dài suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong. Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được bảo vệ và chú ý liên tục. Nếu con có các biểu hiện bất thường, bố mẹ không được chậm trễ mà hãy đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Khoa Nhi Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng đồng hành cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.