Cảnh báo những biểu hiện viêm tai giữa điển hình ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh lý khá thường gặp và gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng phát hiện sớm bệnh lý để điều trị kịp thời cho trẻ. Vậy biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ là gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích dưới đây.

Bạn đang đọc: Cảnh báo những biểu hiện viêm tai giữa điển hình ở trẻ em

1. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Cảnh báo những biểu hiện viêm tai giữa điển hình ở trẻ em

Minh họa tình trạng viêm tai giữa bằng mô hình

Tai giữa là một trong ba phần của tai, nằm tại vị trí sau màng nhĩ, đảm nhiệm chức năng dẫn truyền sóng âm thanh thông qua màng nhĩ và truyền tới khu thần kinh phân tích để cho ra các thông tin về âm thanh, giúp chúng ta cảm nhận được nhanh chóng về âm thanh.

Viêm tai giữa là một bệnh lý thường gặp ở tai và gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chức năng nghe và sức khỏe người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em. Tình trạng viêm tai giữa bản chất là tình trạng khu vực tai giữa bị vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nên những tổn thương vùng niêm mạc của tai. Nguyên nhân khiến vi khuẩn xâm nhập tai giữa có rất nhiều, nhưng ở trẻ em phổ biến là các nguyên nhân:

– Thủng màng nhĩ khiến vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Do chơi vật sắc nhọn, tai chịu áp lực quá lớn, tác động do trấn thương,… mà màng nhĩ của trẻ có thể bị thủng, rách, tạo điều kiện gây viêm tai ngoài và viêm tai giữa.

– Quá trình vệ sinh tai không sạch sẽ (ứ đọng ráy tai, nước vào tai lâu ngày,…) cũng là nguyên nhân khiến viêm ống tai và viêm lan sang vùng tai giữa,….

– Hệ quả từ các bệnh tai mũi họng khác như viêm amidan, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm VA,…. Đây đều là những bệnh mũi họng dễ gặp ở trẻ. Mặt khác, do cấu tạo tai mũi họng luôn thông nhau nên khi vùng mũi họng bị viêm, chất nhầy chứa vi khuẩn có thể tràn vào trong khoang tai gây nên tình trạng viêm tai giữa. Đây cũng là lý do tại sao trẻ bị viêm mũi họng thường bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ, nguy hiểm hơn, nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng điếc vĩnh viễn và viêm xâm lấn sâu bên trong tai rất khó điều trị.

2. Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?

Cảnh báo những biểu hiện viêm tai giữa điển hình ở trẻ em

Trẻ đau tai, ngứa tai là biểu hiện viêm tai giữa điển hình

Đối với trẻ em lớn, khi có bất kỳ vấn đề khó chịu trong tai có thể nói với bố mẹ một cách chính xác theo cảm nhận. Tuy nhiên với trẻ em nhỏ còn hạn chế về khả năng ngôn ngữ, việc biểu đạt sự khó chịu khi tai gặp vấn đề là rất khó khăn. Chính vì vậy, để phát hiện sớm tình trạng viêm tai giữa của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể dựa vào những biểu hiện viêm tai giữa điển hình sau đây:

– Lơ đễnh khi giao tiếp: Viêm tai giữa khiến trẻ bị ù tai và tiếp nhận âm thanh kém hơn. Đây là lý do nhiều trẻ viêm tai giữa thường có biểu hiện lơ đễnh khi nghe tiếng gọi từ ba mẹ hơn bình thường. Khi bệnh nặng, trẻ có thể mất đi thính lực tạm thời.

-Tai có mùi hôi: Đây là đặc trưng của viêm tai giữa nói riêng và các bệnh về tai nói chung. Khi bệnh nặng, tai có thể kèm theo mủ chảy ra bên ngoài, mủ vàng hoặc mủ trắng rất tanh.

– Ngứa tai, đau tai: Viêm tai giữa ban đầu khiến trẻ ngứa tai, trẻ có xu hướng ngoáy tai bằng tăm bông, đưa tay ngoáy tai, vò tai hoặc kéo vành tai để giảm cảm giác ngứa. Khi mức độ viêm nặng, trẻ sẽ cảm thấy đau tai, nhạy cảm với âm thanh. Trẻ thường khó ngủ về đêm, trằn trọc và nghe thấy những tiếng ồn khó chịu trong tai.

– Sốt: Khi xảy ra tình trạng viêm, cơ thể sẽ sản sinh phản ứng sốt. Với viêm tai giữa cũng vậy, trẻ có thể sốt nhẹ kéo dài hoặc sốt cao lên tới 39 độ C.

– Tình trạng nôn ói và tiêu chảy thường xảy ra khi trẻ bị viêm tai giữa. Trẻ sẽ bị đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Tình trạng này diễn ra gần như đồng thời với tình trạng sốt.

– Trẻ có thể di chuyển khó khăn và có thể mất thăng bằng. Nhất là với trẻ em nhỏ, có thể té ngã liên tục dù không va chạm vào bất cứ thứ gì khi di chuyển.

3. Điều trị viêm tai giữa cho trẻ

Khi trẻ xuất hiện tình trạng ngứa tai, khuấy khóc, mẫn cảm với âm thanh, khó nghe hay tiêu chảy, sốt,… cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi giai đoạn đầu này việc điều trị sẽ rất dễ dàng, có thể chỉ phải dùng thuốc kháng sinh. Sau giai đoạn này, tình trạng viêm tai giữa sẽ bị ứ mủ.

Sau 2 – 3 ngày kể từ khi những triệu chứng xuất hiện, bé bị chảy mủ ra bên ngoài tai. Lúc này đồng nghĩa với việc tình trạng viêm tai giữa rất nặng. Dịch và mủ viêm gây áp lực thủng màng nhĩ và chảy ra ngoài. Nếu không được điều trị, bé sẽ điếc vĩnh viễn và thêm vào đó các biến chứng viêm sâu bên trong. Quá trình điều trị cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.

4. Phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ

Cảnh báo những biểu hiện viêm tai giữa điển hình ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Trẻ thường xuyên bơi lội không mang dụng cụ bảo vệ tai có thể gây viêm tai giữa

Đối với viêm tai giữa, việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều biện pháp đơn giản cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ để tránh các bệnh lý về tai như:

– Tạo thói quen bảo vệ cơ thể, phòng tránh các bệnh lý tai mũi họng như: vệ sinh răng miệng đầy đủ, hạn chế ăn quá nhiều đồ lạnh để tránh mắc bệnh về hầu họng; giữ ấm tai mũi họng trong mùa lạnh, bảo vệ tai mũi họng khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.

– Đối với ráy tai, thông thường không cần lấy mà chúng sẽ tự đẩy ra ngoài theo cơ chế tự nhiên của tai. Tuy nhiên nếu ráy tai không thể ra ngoài, hãy tìm đến bác sĩ để được lấy ráy một cách an toàn thay vì tự ý dùng tăm bông hay vật sắc nhọn lấy ráy tai.

– Luôn bảo vệ tai khô ráo, nhất là sau khi tắm, khi bơi cần nghiêng tai và thấm khô để nước không đọng lại trong tai.

– Hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá bởi thuốc là là một trong những nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng phổ biến nhưng diễn ra âm thầm nên ít được cha mẹ chú ý.

– Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nếu có điều kiện và duy trì cho đến khi trẻ ít nhất 1 tuổi để giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Tóm lại, thông qua những thông tin trên đây, hi vọng đã cung cấp cho ba mẹ những kiến thức cần thiết về các biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ cũng như cách phòng tránh bệnh cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *