Thời gian ủ bệnh tay chân miệng – Thông tin từ chuyên gia

Khi liệt kê các bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc phải, chúng ta không thể không kể đến bệnh tay chân miệng. Thời gian ủ bệnh tay chân miệng và những thông tin cần thiết khác bố mẹ cần biết để đối phó với bệnh truyền nhiễm này là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết sau, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Thời gian ủ bệnh tay chân miệng – Thông tin từ chuyên gia

1. Sơ lược về bệnh tay chân miệng

1.1. Thực trạng

Theo chuyên gia, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ, đặc biệt là vào các tháng 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12. Các tháng còn lại trong năm cũng không thể loại trừ nguy cơ trẻ mắc tay chân miệng. Chính vì khả năng lây nhiễm dữ dội quanh năm này mà theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam ghi nhận không dưới 50.000 – 100.000 bệnh nhi tay chân miệng, tập trung chủ yếu ở miền Nam với tỷ lệ là 60% (40% còn lại là miền Trung và miền Bắc).

1.2. Nguyên nhân khởi phát

Tay chân miệng khởi phát do hoạt động của virus đường ruột họ Enterovirus, cụ thể là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh có thể dễ dàng phát tán trực tiếp hoặc gián tiếp từ người sang người thông quan dịch tiết mũi họng hoặc phân. Theo đó, một số cách lây nhiễm tay chân miệng chính xác mà chúng ta có là:

– Trực tiếp: Người không bệnh hít phải dịch tiết mũi họng trong không khí mà người bệnh ho hoặc hắt hơi ra. Người không bệnh tiếp xúc gần gũi như ôm/hôn người bệnh. Người không bệnh sử dụng dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, đũa, thìa, nĩa,… của người bệnh.

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng – Thông tin từ chuyên gia

Người không bệnh hít phải dịch tiết mũi họng người bệnh ho hoặc hắt hơi ra

– Gián tiếp: Người không bệnh sờ/chạm tã, quần áo,… dính phân người bệnh hoặc mặt bàn, mặt tủ, tay nắm cửa, đồ chơi,… dính dịch tiết mũi họng người bệnh rồi vô tình sờ/chạm tay dính dịch tiết mũi họng/phân người bệnh lên mắt, mũi, miệng.

1.3. Triệu chứng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có cả triệu chứng không điển hình và triệu chứng điển hình. Trong đó:

– Triệu chứng không điển hình bao gồm: Sốt, đau họng, chảy mũi, tiêu chảy, nổi hạch ở cổ hoặc ở hàm dưới hoặc ở cả hai (đôi khi).

– Triệu chứng điển hình bao gồm: Tổn thương ở da và tổn thương ở niêm mạc, tồn tại dưới dạng những vết phồng rộp, dễ vỡ, sau khi vỡ tạo thành các vết loét, khiến trẻ đau đớn và giải phóng dịch chứa virus (người không bệnh dính dịch này có thể nhiễm bệnh). Tổn thương ở da (da lòng bàn tay, đầu gối, mông, lòng bàn chân,…) có đường kính khoảng 2 – 10mm, có thể ẩn hoặc hiện trên bề mặt da. Tổn thương ở niêm mạc (niêm mạc miệng, má trong, lợi, mặt bên lưỡi,…) thì có đường kính khoảng 2 – 3mm.

Ngoài những triệu chứng mà trẻ mắc tay chân miệng nào cũng có phía trên, tay chân miệng còn một số biểu hiện khác là: Sốt cao, nôn, lơ mơ, mê sảng, co giật,… Tuy nhiên, đâu là những dấu hiệu mà chỉ các trường hợp tay chân miệng biến chứng mới có.

1.4. Biến chứng

Về cơ bản, tay chân miệng có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, những trường hợp “kết thúc có hậu” như thế thường là khởi phát do Coxsackievirus A16. Trường hợp tay chân miệng khởi phát do Enterovirus 71, nguy cơ trẻ biến chứng là tương đối cao. Những biến chứng đó có thể là viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim,…

2. Thời gian ủ bệnh tay chân miệng là bao nhiêu ngày?

Sự phát triển của tay chân miệng được xác định là có 4 giai đoạn: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Theo đó, giai đoạn ủ bệnh kéo dài 3 – 6 ngày sau khi nhiễm virus. Giai đoạn khởi phát (giai đoạn xuất hiện các dấu hiệu sốt, đau họng, chảy mũi, tiêu chảy, nổi hạch,…) kéo dài 1 – 2 ngày sau giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng. Giai đoạn toàn phát (giai đoạn xuất hiện các tổn thương da và niêm mạc) kéo dài 3 – 7 ngày sau giai đoạn khởi phát. Giai đoạn lui bệnh bắt đầu khi giai đoạn toàn phát kết thúc.

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng – Thông tin từ chuyên gia

Như vậy, thời gian ủ bệnh tay chân miệng là khoảng 3 – 6 ngày

3. Điều trị tay chân miệng – những thông tin quan trọng

Như đã đề cập phía trên, tay chân miệng có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế, cũng có thể biến chứng đến viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim,… Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, khi trẻ có dấu hiệu mắc tay chân miệng, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Tại các cơ sở y tế, sau thăm khám, 2 tình huống sau có thể xảy ra: Thứ nhất, trẻ bị tay chân miệng nặng, chuyên gia chỉ định trẻ nhập viện điều trị. Thứ hai, trẻ bị tay chân miệng nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Về chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ cần ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc một số lưu ý sau:

– Lưu ý về sử dụng thuốc: Một điều bố mẹ phải biết, đó là hiện tại, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thuốc bố mẹ dùng cho trẻ chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, hỗ trợ cơ thể trẻ nhanh chóng xử lý tay chân miệng. Theo đó, một số thuốc điều trị triệu chứng tay chân miệng phổ biến là: Thuốc hạ sốt Paracetamol như Hapacol, thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, kem chống ngứa như Calamine, dung dịch sát khuẩn (sử dụng để che phủ bề mặt tổn thương da), nước muối sinh lý 0,9% (sử dụng để vệ sinh tổn thương niêm mạc),…

– Lưu ý khác: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ theo nguyên tắc 3 chữ L: Lỏng, lạt, lạnh (Bố mẹ tham khảo một số thực phẩm tốt cho trẻ mắc tay chân miệng sau: Trứng, đậu, khoai tây, đu đủ, dưa hấu,…). Bổ sung cho trẻ mỗi ngày 1,5 – 2l nước. Tắm hoặc lau người đều đặn để loại bỏ virus và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường cho trẻ. Không gãi cho trẻ hoặc cho trẻ tự gãi. Cho trẻ tái khám lập tức nếu trẻ sốt cao, nôn, lơ mơ, mê sảng, co giật,…

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng – Thông tin từ chuyên gia

>>>>>Xem thêm: Bệnh tay chân miệng trẻ em cách điều trị tại nhà

Cho trẻ tái khám lập tức nếu trẻ sốt cao, nôn, lơ mơ, mê sảng, co giật,..

Như vậy, thời gian ủ bệnh tay chân miệng là 3 – 6 ngày. Ngoài thông tin này, bài viết cũng đã chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích khác về tay chân miệng. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng mọi thắc mắc, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *