Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi được hỏi về vấn đề cắt amidan cho trẻ. Người cho rằng cắt amidan sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Có người thì không biết phải chuẩn bị và chăm sóc trẻ trước và sau cắt amidan như thế nào. Cùng tham khảo bài viết sau để có được câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Cắt amidan cho trẻ: Giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ
1. Tầm quan trọng của việc cắt amidan cho trẻ
1.1. Tại sao nên cho trẻ cắt amidan?
Viêm amidan là bệnh tai mũi họng dễ tái phát. Trẻ bị viêm amidan thường sẽ gặp phải các vấn đề như:
– Hôi miệng, hơi thở có mùi khiến trẻ tự ti, nhút nhát, ngại giao tiếp.
– Amidan quá phát khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp, đặc biệt là khi ngủ. Không ít trường hợp trẻ gặp phải hiện tượng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
– Viêm amidan khiến quá trình ăn uống và sinh hoạt của trẻ gặp khó khăn. Trẻ sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu khi nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn. Lâu dài khiến trẻ chán ăn, cơ thể thiếu chất, suy nhược, ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tư duy.
– Viêm amidan lâu dài, tái phát liên tục sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng ở cả những nơi xung quanh như: viêm họng, viêm mũi, viêm tai… Thậm chí, vi khuẩn theo đường tiêu hóa vào sâu trong cơ thể còn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Chính vì thế, cắt amidan cho trẻ là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm và ngăn chặn bệnh nhiễm trùng ở các vùng khác trong cơ thể.
Cắt amidan cho trẻ là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm và ngăn chặn bệnh nhiễm trùng ở các vùng khác trong cơ thể.
1.2. Cắt amidan cho trẻ có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch?
Amidan là một bộ phận, nằm trong hệ thống miễn dịch của chúng ta. Nếu hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống lại các tác nhân gây bệnh thì amidan chính là trung tâm xử lý mầm bệnh. Tuy nhiên, amidan chỉ là một trong rất nhiều bộ phận của cả hệ thống miễn dịch. Do đó, việc cắt bỏ amidan không hề gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Không những thế, amidan chỉ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ khi đã bị viêm nhiễm. Khi vi khuẩn tấn công vượt quá mức “chiến đấu” của amidan sẽ gây ra viêm amidan. Từ đó, amidan trở thành nơi trú ngụ và phát triển của vi khuẩn. Việc cắt bỏ amidan chính là giải pháp để loại bỏ ổ viêm nhiễm, có nguy cơ lây lan, gây ra nhiều hệ lụy khác như: Viêm họng, viêm tai, viêm xoang, viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết…
Chính vì thế, việc cho trẻ cắt amidan không những không làm suy giảm hệ miễn dịch mà ngược lại, còn giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ sau khi được cắt amidan đã khỏe hơn, ít bị bệnh hơn.
2. Cha mẹ cần lưu ý những gì khi cho trẻ cắt amidan?
2.1. Lưu ý trước khi cắt amidan cho trẻ
– Khám sức khỏe: Vì không phải trẻ nào cũng đủ điều kiện để thực hiện cắt amidan. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ chuyên khoa nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ đang trong giai đoạn viêm amidan, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Sau khi điều trị hết đợt viêm, bác sĩ mới tiến hành cắt bỏ amidan.
– Không dùng thuốc giảm đau trước khi phẫu thuật cho trẻ: Một số loại thuốc giảm đau có thể được dùng sau khi phẫu thuật cắt amidan nhưng tuyệt đối không được dùng trước khi phẫu thuật, nhất là trong 3 ngày trước khi cắt amidan.
– Chuẩn bị sẵn đồ ăn và nước uống cho trẻ: Để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, thành công, các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ nhịn đói tối thiểu 6 giờ trước phẫu thuật. Vì thế, mẹ hãy chuẩn bị sẵn thực phẩm cho trẻ như nước ép trái cây, sữa tươi, sữa chua mịn… và các thực phẩm mềm, loãng như nước canh hầm, cháo loãng, súp… Những thực phẩm này sẽ giúp bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho con ngay sau khi phẫu thuật, giúp con mau chóng phục hồi.
Tìm hiểu thêm: Bệnh sởi ở trẻ em từ nguyên nhân đến biện pháp điều trị
Vì không phải trẻ nào cũng đủ điều kiện để thực hiện cắt amidan. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ chuyên khoa nắm được tình trạng sức khỏe của trẻ.
2.2. Lưu ý sau khi cắt amidan cho trẻ
Nhờ những tiến bộ của y học mà ngày nay, phẫu thuật amidan thường chỉ mất từ 20 đến 30 phút. Khoảng 45 – 60 phút sau đó, con sẽ nhanh chóng tỉnh lại. Để đảm bảo an toàn, trẻ sẽ được giữ lại bệnh viện để theo dõi, khi nào sức khỏe con ổn định, bác sĩ sẽ cho xuất viện.
Một số triệu chứng con có thể gặp phải trong vòng 24 giờ đầu tiên ngay sau khi cắt amidan:
– Đau họng: Khi trẻ đau họng, mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước. Nếu cơn đau kéo dài, mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ.
– Sốt nhẹ: Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường và không phải triệu chứng nghiêm trọng. Cha mẹ động viên con ăn uống đủ bữa để cơ thể đủ chất, mau phục hồi và khỏe mạnh.
– Đau tai: Do con vừa trải qua một cuộc phẫu thuật can thiệp vào vùng cổ họng nên tai bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi. Chính vì thế, cha mẹ đừng vội lo lắng, triệu chứng này sẽ biến mất sau sau một thời gian ngắn.
3. Gợi ý cách chăm sóc trẻ sau khi cắt amidan
– Khuyến khích con bổ sung nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước ép rau củ quả và nước canh. Điều này vừa giúp con bổ sung chất lỏng, dưỡng chất, vừa giúp con giữ ẩm cho cổ họng, giảm đau và tránh tình trạng mất nước.
– Chỉ nên uống thuốc giảm đau khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ uống bất cứ loại thuốc giảm đau nào mà chưa được bác sĩ đồng ý.
– Để tránh nhiễm trùng vết mổ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh như buồn nôn, tiêu chảy. Hãy liên hệ ngày với bác sĩ để được tư vấn.
– Cơ thể trẻ sau khi trải qua phẫu thuật sẽ yếu hơn bình thường. Do đó, cha mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, hạn chế đến những nơi đông người và tiếp xúc những người đang có mầm bệnh cảm cúm, cảm lạnh…
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Trẻ cảm lạnh uống thuốc gì?
Khuyến khích con bổ sung nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước ép rau củ quả và nước canh.
Có thể nói, cắt amidan cho trẻ ngày nay không còn xa lạ. Hy vọng, qua những thông tin trên, cha mẹ đã hiểu hơn về lý do vì sao nên cho trẻ cắt amidan. Đồng thời, cha mẹ cũng biết các chuẩn bị và chăm sóc trẻ trước và sau khi phẫu thuật.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.