Trẻ bị viêm họng sốt cao khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng. Vì vậy, bố mẹ phải nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có những biện pháp xử lý phù hợp, tránh không khiến bệnh khởi phát thêm các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Trẻ bị viêm họng sốt cao bố mẹ phải làm gì để con mau khỏi bệnh?
1. Trẻ bị viêm họng sốt cao cần phải làm gì?
Viêm họng sốt cao là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vì sức đề kháng của trẻ còn yếu và dưới sự tác động của môi trường xung quanh nên rất dễ bị viêm họng, ho, hắt hơi, sổ mũi,… Một số trường hợp trẻ bị sốt lên tới 39 – 40 độ C, đau họng, người nóng ran, ít ăn, bỏ bú, nổi hạch ở hàm dưới, quấy khóc về đêm,…
Ngoài ra, viêm họng sốt cao ở trẻ còn là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm trùng hoặc mắc căn bệnh siêu vi. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ cần phải thực hiện những điều sau đây:
– Áp dụng một số phương pháp hạ sốt và giảm đau họng tại nhà cho trẻ.
– Bổ sung thêm nước cho cơ thể của bé để hạ sốt và làm mát thân nhiệt.
– Dùng nước ấm để lau vùng nách, cổ, trán, bẹn cho trẻ.
– Cho bé ăn những loại thức ăn loãng, mềm và dễ tiêu hóa.
– Nếu cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt thì phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Với những trẻ trên 5 tuổi, bố mẹ nên hướng dẫn các con súc miệng với nước ấm.
– Không nên cho con mặc quá nhiều quần áo khi đang sốt.
– Để con nằm nghỉ ngơi ở trong phòng thoáng mát.
– Chia thức ăn của con thành 5 – 6 bữa/ ngày để bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho bé.
Đây là những phương pháp tạm thời giúp kiểm soát căn bệnh viêm họng sốt cao ở trẻ. Khi trẻ mắc phải căn bệnh này, bố mẹ cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe cho con. Nếu chăm sóc đúng cách, bệnh của trẻ có thể khỏi sau khoảng 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt nặng, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh chuyển biến nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Trẻ bị viêm họng và sốt cao khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng
2. Khi nào nên đưa trẻ bị viêm họng và sốt cao vào viện?
Với những bé có sức đề kháng tốt, tình trạng viêm họng có thể khỏi sau 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, với những bé có sức đề kháng yếu, căn bệnh này sẽ chuyển biến phức tạp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải đối diện với biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản,… Do đó, khi bé gặp phải những dấu hiệu sau đây thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám sớm:
– Thân nhiệt nóng, sốt cao.
– Ho và hắt hơi, sổ mũi thường xuyên.
– Ở mũi xuất hiện nhiều chất dịch nhầy.
– Đau họng, ngứa rát và cổ họng bị sưng tấy.
– Hoa mắt và chóng mặt, buồn nôn.
– Đau bụng và đi ngoài có phân lỏng.
– Cổ họng bị sưng đau và không thể mở miệng.
Việc đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm và điều trị khi bé bị viêm họng sốt cao là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì căn bệnh này có thể chuyển biến phức tạp và ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Đặc biệt, bố mẹ không được chủ quan khi con mắc phải căn bệnh này, nhất là những bé có sức đề kháng yếu.
Trên thực tế, rất nhiều bé được đưa tới bệnh viện trong tình trạng bệnh viêm họng sốt cao ở mức độ nặng, đã chuyển sang nhiễm khuẩn họng. Vì vậy, bố mẹ cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám sớm, không được để con mắc bệnh viêm họng sốt cao quá lâu.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp viêm tai giữa mạn tính ở trẻ khác gì viêm tai giữa cấp
Bố mẹ cần phải cho con đi khám khi có dấu hiệu viêm họng sốt cao để được bác sĩ điều trị kịp thời
3. Cách phòng tránh hiệu quả khi trẻ bị viêm họng sốt cao
Viêm họng sốt cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm do cơn sốt không ngừng tăng cao. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị viêm họng và sốt cao, bố mẹ nên thực hiện những điều sau để dễ dàng kiểm soát bệnh cho con:
– Giữ ấm cơ thể con khi thời tiết chuyển lạnh với bao tay, khăn choàng cổ, mũ len, áo khoác,…
– Đeo khẩu trang cho trẻ nếu bé đi ra ngoài và tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm.
– Không nên tắm cho con vào buổi tối để tránh cơ thể bé bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh viêm họng.
– Bổ sung thêm vitamin, chất đạm, các khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ.
– Cho con uống đủ nước mỗi ngày hoặc cho bú thêm cữ sữa với những trẻ dưới 6 tháng tuổi.
– Không nên cho bé ăn thức ăn lạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng và uống nước đá.
– Cho trẻ ăn chín uống sôi để tránh các loại vi khuẩn tấn công vào vòm họng.
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách và cho con súc miệng thường xuyên với nước ấm.
– Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Đảm bảo không gian sống của trẻ sạch sẽ và thoáng mát.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em da, thận, phổi, hệ thần kinh
Bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng
Vì trẻ bị viêm họng sốt cao dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nên bố mẹ cần phải thận trọng và không được chủ quan. Khi thấy con có những biểu hiện bất thường, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.