Trẻ sơ sinh bị sởi có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì?

Trẻ sơ sinh bị sởi có thể do người mẹ bị nhiễm virus sởi trong 2 đến 3 tuần cuối của thai kỳ, trong lúc chuyển dạ hoặc sau sinh dẫn đến lây cho trẻ. Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm do đó cha mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ để phòng tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra với trẻ.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị sởi có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì?

1. Đôi nét về tình trạng trẻ sơ sinh bị bệnh sởi

1.1 Trẻ sơ sinh bị sởi có những dấu hiệu gì?

Biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh thường không điển hình, cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết tình trạng bệnh của trẻ.

– Trẻ sốt nhẹ, viêm họng nhẹ.

– Trẻ phát ban dát hồng, hơi gò lên trên mặt, mịn nhưng mọc không tuần tự, từ sau tai, mặt đến thân mình trong 3 ngày, ban có thể thấy ở lưng, ngực trước. Các ban này mọc thường không dày, trẻ thường biếng ăn và bỏ bú khi bị sởi.

– Trẻ bị tiêu chảy và nôn ói.

1.2 Trẻ sơ sinh bị sởi nguyên nhân do đâu?

Theo thống kê, thời gian gần đây, số ca trẻ mắc sởi có xu hướng tăng lên tại các cơ sở y tế và bệnh viện Nhi khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và bệnh dễ bùng phát thành dịch. Đặc biệt, bệnh rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu.

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi là do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là dạng nhiễm virus cấp tính, bệnh được xếp vào danh mục các bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hiện nay, nhờ vào vắc xin tiêm chủng nên tỷ lệ tỷ vong do sởi gây ra đã giảm đáng kể trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 100.000 bệnh nhân tử vong do sởi mà chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Đa số các nước kém phát triển tỷ lệ phòng ngừa sởi thấp hơn so với các nước đang và phát triển.

Trẻ sơ sinh bị sởi có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì?

Trẻ sơ sinh bị sởi có thể do người mẹ bị nhiễm virus sởi trong 2 đến 3 tuần cuối của thai kỳ, trong lúc chuyển dạ hoặc sau sinh dẫn đến lây cho trẻ

2. Lý giải vì sao bệnh sởi ở trẻ em nguy hiểm?

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh nguy hiểm vì sau khi trẻ mắc bệnh sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ giảm sút do virus sởi tấn công và gây suy giảm miễn dịch, do đó trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nếu trẻ không được điều trị đúng cách.

Hầu hết các trường hợp trẻ tử vong liên quan đến sởi là do các biến chứng của bệnh gây ra.

Biến chứng của sởi thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các biến chứng của bệnh sởi bao gồm: Mù mắt do viêm loét mặc, viêm não, tiêu chảy cấp, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp…

Do đó, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh sởi, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị vì quá trình của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh thường rất nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Các bệnh về dinh dưỡng ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị sởi có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì?

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh nguy hiểm vì sau khi trẻ mắc bệnh sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể trẻ giảm sút do virus sởi tấn công và gây suy giảm miễn dịch

3. Trẻ sơ sinh bị bệnh sởi, cha mẹ cần lưu ý những gì?

Trẻ bị sởi cha mẹ cần lưu ý các biểu hiện để từ đó chăm sóc trẻ và giúp trẻ giảm các triệu chứng của bệnh.

– Khi trẻ sốt: Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ C, liều lượng và cách dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ. Nên để trẻ ở phòng thoáng, không mặc quá nhiều quần áo, hay quấn chăn. Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, chia nhỏ các cũ để đảm bảo trẻ không bị mất nước.

– Nếu trẻ bị ho nhưng không kèm thở nhanh, cha mẹ có thể cho bé uống thuốc ho nhưng nên được bác sĩ chỉ định hoặc có thể sử dụng trà chanh, mật ong an toàn. (Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi).

– Trẻ bị nghẹt mũi sẽ khiến trẻ khó khăn trong việc bú mẹ, do đó, cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.

– Trẻ bị sởi thường kèm dấu hiệu mắt đỏ, cha mẹ nên lau mặt cho bé bằng khăn mềm, ướt, nếu mắt bị dính ghèn thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

– Cho trẻ súc miệng cho nước sạch càng nhiều lần trong ngày càng tốt để phòng tránh tình trạng đau loét miệng.

– Trẻ bị lên sởi thường tiêu chảy và nôn mửa, bỏ bú vì miệng loét. Do đó, cần tăng cường cho trẻ bú, chia nhỏ các bữa ăn, tăng cũ ăn, bú. Lưu ý lựa chọn cho trẻ các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng.

– Để phòng bệnh sởi thì biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất đó là tiêm vắc xin. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ tiêm theo đúng độ tuổi và liều lượng theo quy định.

– Người chăm sóc trẻ cũng không nên tiếp xúc với trẻ đang bị sởi hoặc nghi ngờ bị sởi. Nếu bắt buộc tiếp xúc thì sau đó cần phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.

Trẻ sơ sinh bị sởi có nguy hiểm không và cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện và cách xử trí hiệu quả khi trẻ bị tay chân miệng độ 1

Khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ bị lên sởi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp xử lý đúng cách, hiệu quả.

Bệnh sởi ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nguy hại đến tính mạng của trẻ. Do đó, khi mang bầu, các bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng thể và luôn giữ tinh thần vui tươi trong suốt thai kỳ để có thể lực tốt và phòng tránh bệnh sởi ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị mắc sởi, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tự điều trị cho trẻ, thay vào đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp xử lý đúng cách, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *