Viêm tai xương chũm ở trẻ em là một bệnh lý về tai mà ít được phụ huynh biết đến. Tuy nhiên bệnh lý này lại gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với việc nghe cũng như sức khỏe của trẻ. Vậy bệnh viêm tai xương chũm là gì và cha mẹ cần làm gì khi trẻ mắc bệnh lý này?
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về viêm tai xương chũm ở trẻ em
1. Bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ
Vị trí xương chũm trong cơ thể
Xương chũm là một trong các bộ phận cấu thành của tai giữa, có cấu tạo xốp, chứa nhiều thông bào, trong đó lớn nhất là sào bào. Xương chũm có vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực cho tai, bảo vệ xương thái dương và các tế bào lông nhỏ trong tai.
Viêm xương chũm tai chính là hiện tượng các xương chũm này bị tổn thương, gây ra chủ yếu bởi virus, vi khuẩn tấn công. Phần lớn, bệnh lý là hệ quả của một loạt các bệnh lý khác về tai không được điều trị kịp thời như: viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, biến chứng từ các bệnh sởi, cúm, ho gà, bạch hầu,… Ngoài ra, viêm xương chũm còn có thể do cơ thể bị nhiễm khuẩn Haemophilus influenza, Streptococcus hay Staphylococcus.
2. Triệu chứng và ảnh hưởng của viêm xương chũm đối với sức khỏe
Đối với người bị viêm xương chũm, trước hết các chức năng của xương này đối với cơ thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đối với trẻ em, hậu quả gây nên bởi viêm xương chũm thường nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Khi bị viêm xương chũm tai, trẻ thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:
– Tình trạng đau tai và nghe kém. Trẻ có thể không nghe thấy những âm thanh với độ lớn và tần số như trọng trạng thái bình thường. Bên cạnh đó, trẻ có thể có những biểu hiện khó chịu trong tai như liên tục kéo vành tai, đưa tay ngoáy vào ống tai hoặc thường xuyên vỗ lên vùng thái dương sát tai.
– Sốt nhẹ đến sốt cao cho thấy bên trong đã xảy ra tình trạng viêm.
– Trẻ suy nhược, mệt mỏi. Với những trẻ nhỏ có thể quan sát thấy thóp rung giật rất mạnh.
– Có thể bị chảy mủ ra ngoài tai, mủ vàng hoặc xanh sữa, mủ thường có mùi thối khẳn và thậm chí có cả máu.
– Sau khi làm sạch mủ tai có thể thấy trẻ bị thủng màng nhĩ thông qua thiết bị soi chuyên dụng.
Bệnh viên tai xương chũm ở trẻ không điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm:
– Giảm khả năng nghe ngay cả khi đã điều trị khỏi, nếu điều trị muộn, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ bị điếc vĩnh viễn.
– Hội chứng nhiễm khuẩn kèm theo viêm tủy thái dương, có thể khiến trẻ thiệt mạng.
– Gây liệt mặt.
– Hội chứng phù gai thị với biểu hiện đặc trung là đau dữ dội vùng sau đầu và vị trí sau mắt.
– Các biến chứng liên quan tới màng não, bao gồm bệnh viêm màng não, áp xe não, hoặc viêm tĩnh mạch bên.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: trẻ 3 tháng bị cảm cúm phải làm sao
Biểu hiện bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ em
3. Chẩn đoán và điều trị viêm tai xương chũm cho trẻ
Viêm xương chũm tai là bệnh lý nguy hiểm cho trẻ và có những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm là hết sức quan trọng.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về tai, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám. Đối với bệnh lý viêm xương chum, do cấu tạo của xương chũm nằm bên trong và không lộ ra ngoài nên việc chẩn đoán cần kết hợp những phương pháp khác nhau:
– Nội soi tai quan sát những thương tổn vùng ống tai, nhất là khi trẻ bị thủng màng nhĩ và có dấu hiệu bị chảy mủ ra bên ngoài, đồng thời xác định nguyên nhân viêm tai xương chũm có phải do viêm tai giữa hay không.
– Chụp X Quang để quan sát các vách thông bào và các vị trí bị tiêu vách ngăn thông bào của tai.
– Chụp cắt lớp vi tính để quan sát các dịch và các thông bào bị tiêu biến.
– Kiểm tra công thức máu để xác định các chỉ số cần thiết.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý của trẻ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm và chưa hình thành các ổ áp xe tạo mủ thì việc điều trị trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trẻ hoàn toàn có thể điều trị bằng kháng sinh theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu tủi mủ đã xuất hiện, trẻ bắt buộc phải làm phẫu thuật để điểu trị ngăn ngừa biến chứng:
– Dẫn lưu mủ ra ngoài bằng cách mở sào bào và làm sạch vùng viêm, đồng thời mở đường thông giữa tai giữa và phần xương chũm.
– Xương chũm có thể phải cắt bỏ và chỉnh sửa nếu xuất hiện hoại tử, tiêu xương.
– Kết hợp đồng thời với điều trị nội khoa để ngăn viêm và giúp người bệnh có thể bình phục và cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để có thể nhanh chóng phục hồi.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia chỉ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà
Khi trẻ có dấu hiệu bệnh, hãy chủ động đưa trẻ đi thăm khám
4. Phòng ngừa viêm xương chũm cho trẻ
Như đã đề cập trước đó, viêm xương chũm chủ yếu là hệ quả của các bệnh lý tai mũi họng khác, chính vì thế để ngăn ngừa nguy cơ viêm xương chũm cho trẻ thì việc cần thiết nhất chính là phòng ngừa các bệnh lý tai mũi họng nói chung.
Để bảo vệ trẻ trước các nguy cơ mắc bệnh lý tai mũi họng, đặc biệt là các bệnh về tai, cha mẹ cần:
– Nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho trẻ thông qua ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động phù hợp với lứa tuổi.
– Chủ động phòng ngừa các bệnh lý về tai cho trẻ: không nên tùy tiện lấy ráy tai và trong trường hợp cần lấy ráy tai, hãy đến các trung tâm y tế; luôn giữ cho tai khô thoáng, tránh đọng nước và ẩm trong tai; không cho trẻ đeo tai nghe với âm lượng quá lớn; tránh các va chạm có thể gây chấn động tai,….
– Chủ động phòng ngừa các bệnh lý mũi họng như vệ sinh răng miệng thường xuyên, đeo dụng cụ bảo hộ khi cần di chuyển trong môi trường ô nhiễm, khói bụi,….
– Cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám và điều trị khi thấy bất kỳ những bất thường nào về tai mũi họng. Đối với trẻ em nhỏ, khi thấy những biểu hiện khác lạ của bé, cha mẹ cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để kịp thời khắc phục.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm xương chũm ở trẻ. Hi vọng rằng cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về một bệnh lý trẻ em để có thể chủ động chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.