Hen phế quản ở trẻ là một bệnh lý mạn tính thuộc hệ hô hấp. Khi trẻ mắc hen phế quản, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Hen phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
1. Vì sao trẻ bị hen phế quản
1.1. Hen phế quản là gì?
Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) xuất hiện khi phổi và đường thở bị viêm khi tiếp xúc với một số tác nhân, chẳng hạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh gây khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng đến học tập, vui chơi và sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được kiểm soát, hen phế quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Thật không may, hen phế quản ở trẻ em không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng phụ huynh có thể đưa trẻ đi thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa các biến chứng có thể làm tổn thương cho phổi đang phát triển của trẻ.
Hen phế quản ở trẻ là một bệnh lý mạn tính thuộc hệ hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra
1.2. Lý do trẻ bị hen phế quản
Một số nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản có thể kể đến như:
– Virus: Là nguyên nhân phổ biến nhất gặp trong 85% các trường hợp cơn hen cấp đó là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV
– Sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh, gió mùa… khiến trẻ cảm lạnh hoặc do mặc không đủ ấm, không làm ấm cơ thể cho bé ngay sau tắm.
– Vấn đề bụi, khói thuốc lá , khói than tổ ong, khói bếp từ việc đốt rơm rạ… cũng là những yếu tố gây ra những cơn hen phế quản cho trẻ.
– Một số thực phẩm như trứng, cá, tôm… cũng là một trong những tác nhân làm cho trẻ có tiền sửa bị hen phế quản tái phát
– Yếu tố di truyền: Bố hoặc mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng.
2. Triệu chứng
Trẻ mắc hen phế quản thường có những triệu chứng thường gặp như sau:
– Xuất hiện các cơn ho như: ho gà, nói được câu dài không bị ngắt quãng sau khi gắng sức (khóc, chạy nhảy quá mức…)
– Trẻ nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một)
– Xuất hiện cơn hen khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, có tiếng rít cò cử.
Hen phế quảncó thể gây ra những cơn ho làm trẻ khó chịu, mệt mỏi hay làm trẻ khó ngủ do khó thở. Điều này làm cản trở sự vận động trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Các triệu chứng hen phế quản ở mỗi bé là không giống nhau. Có trẻ chỉ có một dấu hiệu, chẳng hạn như ho kéo dài hoặc tắc nghẽn ngực. Rất khó để biết liệu có phải các triệu chứng của trẻ là do hen phế quản hay không vì cũng có thể được gây ra bởi viêm phế quản hoặc các vấn đề hô hấp khấc.
Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc hen phế quản, cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và phương án điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên nghe theo hướng dẫn trên mạng hay của người thân mà tự ý mua thuốc vì nếu điều trị không đúng thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ và làm bệnh trở nên nặng hơn.
Nếu trẻ lên cơn hen phế quản thì không được tắm cho trẻ. Tránh cho trẻ chơi, ngồi hoặc bế trẻ ra nơi có gió lùa sẽ làm trẻ bị lạnh đột ngột làm cơn hen nặng hơn.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Các cơn ho liên tục xuất hiện là triệu chứng của hen phế quả
3. Điều trị hen phế quản ở trẻ
Hai loại thuốc chính trong điều trị hen phế quản có tác dụng khác nhau là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng đang được sử dụng. Đối với các dạng thuốc nên sử dụng ở dạng xịt khí dung, sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các dạng thuốc tiêm hay uống.
– Về thuốc cắt cơn tác dụng nhanh dạng xịt khí dung: có thể sử dụng ngay khi trẻ bắt đầu có triệu chứng hen. Thuốc có tác dụng nhanh chóng làm giãn phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn. Đây là loại thuốc trẻ cần mang theo người mọi lúc mọi nơi.
– Về thuốc dự phòng: có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường thở, giảm sưng và ngăn những kích ứng với tác nhân gây bệnh hen phế quản. Đối với từng triệu chứng và lứa tuổi của trẻ, bác sỹ sẽ có những chỉ định có cần dùng thuốc dự phòng hay không và nên dùng loại nào để phù hợp với trẻ.
4. Các biện pháp phòng tránh hen phế quản
Các bậc cha mẹ có thể chủ động phòng tránh hen phế quản cho trẻ bằng cách:
– Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đảm bảo không gian phòng ngủ luôn sạch sẽ
– Nếu trẻ bị dị ứng với lông động vật, cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với động vật, gấu bông…
– Giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết thay đổi và đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, nhất là khi trời lạnh
Đối với những trường hợp trẻ từng mắc hen phế quản, những gợi ý sau đây sẽ giúp phòng bệnh tái phát ở trẻ
– Luôn mặc ấm cho trẻ về mùa lạnh, nhất là khi đi ra khỏi nhà.
– Tắm cho trẻ ở nơi không có gió lùa, tắm nước ấm, cần tắm nhanh, tắm xong phải lau người cho trẻ ngay bằng khăn khô và mặc ngay quần áo cho trẻ.
– Không cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có nguy cơ cao kich thích cơn hen như: tôm, cua, ốc.
– Bố, mẹ và người thân không nên hút thuốc trong nhà.
– Không nên nuôi chó, mèo trong nhà vì lông của chó mèo là nguyên nhân gián tiếp cho những cơn hen.
– Vệ sinh không gian sống sạch sẽ không có bụi bẩn, nấm mốc… để tránh bệnh tái phát.
– Đối với trẻ đã từng bị hen suyễn, đã được bác sĩ tư vấn và điều trị cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì khi trẻ bị hen suyễn, ngoài việc điều trị cắt cơn hen thì còn có điều trị dự phòng.
– Đưa trẻ tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Xử trí bệnh tiêu chảy ở trẻ em mùa nắng nóng
Cha mẹ cần đưa trẻ đi tái khám định kỳ
Trên đây là một số thông tin về bệnh hen phế quản ở trẻ giúp bạn đọc tham khảo, để được tư vấn chi tiết hơn bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.