Trẻ bị sưng amidan, cha mẹ nên làm gì?

Sưng amidan là dấu hiệu đặc trưng của viêm amidan ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sưng amidan sẽ cảm thấy rất khó chịu. Vậy trong trường hợp này, cha mẹ nên làm gì để giúp con thoải mái hơn đồng thời làm biến mất tình trạng này một cách nhanh chóng?

Bạn đang đọc: Trẻ bị sưng amidan, cha mẹ nên làm gì?

1. Tình trạng trẻ bị sưng amidan

Trẻ bị sưng amidan, cha mẹ nên làm gì?

Sưng amidan là triệu chứng điển hình của viêm amidan

Trẻ bị sưng amidan là dấu hiệu của bệnh lý viêm amidan. Đây là một trong những bệnh lý tai mũi họng rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên theo thống kê thì có đến 80% tình trạng viêm amidan ở trẻ là do các loại virus, vi khuẩn gây nên. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau đây sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ:

– Yếu tố thời tiết: đặc biệt vào các thời điểm giao mùa, mùa đông lạnh ở miền Bắc Việt Nam, số ca trẻ em bị viêm họng, viêm amidan gia tăng đột biến.

– Yếu tố độc hại của môi trường, điển hình là môi trường ô nhiễm khói bụi.

– Yếu tố sinh hoạt hằng ngày: thói quen ăn uống của trẻ, cụ thể là ăn đồ lạnh; thói quen sử dụng điều hòa, quạt gió,..

– Yếu tố ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng dẫn tới đề kháng kém.

Khi bé bị viêm amidan, ngoài tình trạng sưng amidan còn có các triệu chứng khác đi kèm như:

– Ngứa cổ họng, rát cổ họng, kèm theo phản ứng ho của trẻ.

– Trẻ thường chán ăn, bỏ bú do amidan bị sưng dẫn đến việc nuốt gây ra những cơn đau, trẻ luôn cảm thấy khô miệng, đắng miệng.

– Ngủ ngáy.

– Một số trẻ kèm theo sổ mũi, ngứa tai,…

– Có thể bị sốt.

– Trẻ có thể xuất hiện những cục hạch ở cổ hoặc sau tai, hạch có tính chất mềm, có thể di động. Nếu là hạch cứng và không thể di chuyển cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đi khám.

Đối với trẻ em, viêm amidan ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp tới ăn uống và giao tiếp của trẻ bởi gây ra cảm giác đau rát. Bên cạnh đó, viêm amidan cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp của trẻ. Về lâu dài khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2. Cần làm gì khi trẻ bị sưng amidan?

Tìm hiểu thêm: Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng cách?

Trẻ bị sưng amidan, cha mẹ nên làm gì?

Khi trẻ bị sưng amidan, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi khám

Việc điều trị đúng cách tình trạng viêm amidan sưng viêm là rất cần thiết và cần bắt đầu ngay từ khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên. Nếu thấy con có biểu hiện của viêm amidan, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân viêm do tác nhân nào gây nên để có phác đồ điều trị hiệu quả.

Không nên tự ý dùng kháng sinh cho trẻ bởi rất dễ quá liều hoặc chưa đủ liều. Phần lớn các trường hợp cha mẹ tự ý dùng kháng sinh cho con khi không có hiểu biết về tình trạng bệnh và thuốc, mặc dù có thể giúp trẻ khỏi bệnh trong một vài lần song lâu dài đều có thể gây ra viêm amidan mạn tính và quá phát, kháng thuốc, không thể điều trị nội khoa và bắt buộc phải cắt bỏ để ngăn ngừa biến chứng. Chính vì thế, đưa trẻ đi khám là điều cần thiết và nên làm. Thông qua khám ban đầu, nội soi, xét nghiệm,… các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác mức độ viêm để điều trị.

Song song với việc điều trị theo đơn thuốc, cha mẹ cũng cần chủ động hỗ trợ cải thiện sức khỏe của trẻ bằng cách:

– Đối với trẻ nhỏ còn ăn sữa thì tích cực cho bé bú sữa mẹ đầy đủ hoặc ăn sữa công thức, để tạo điều kiện tăng đề kháng cho trẻ.

– Đối với trẻ lớn có thể cho trẻ ăn các đồ ăn mềm để tránh trẻ bị đau khi nuốt, ăn đầy đủ dinh dưỡng và nên bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.

– Cho trẻ thực hiện súc miệng nước muối loãng, nước muối sinh lý hàng ngày, nhất là sau khi dậy và trước khi ngủ để làm sạch vùng miệng họng.

3. Phòng ngừa tình trạng sưng amidan cho trẻ

Sưng amidan hay viêm amidan, cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa cho trẻ thông qua nâng cao đề kháng của cơ thể và thực hiện lối sống lành mạnh. Cụ thể

– Không uống nước quá lạnh hoặc ăn đồ lạnh vì sẽ làm tổn thương amidan. Việc uống nước lạnh quá nhiều, quá nhanh sẽ khiến amidan dễ bị bỏng lạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

– Làm ấm cột không khí đi vào vùng miệng họng: Vào mùa đông, không khí lạnh dễ khiến trẻ mắc bệnh về tai mũi họng nếu không được giữ ấm. Ngoài ra, vào mùa hè, việc nằm điều hòa với nhiệt độ quá thấp về ban đêm cũng dễ khiến trẻ bị lạnh, nhất là khi trẻ có thói quen ngủ hở miệng. Chính vì thế, nếu sử dụng điều hòa, cha mẹ nên chọn chế độ mát phù hợp và nên đắp thêm cho trẻ một chiếc chăn mỏng.

– Hướng dẫn trẻ thói quen vệ sinh răng miệng họng hằng ngày. Việc duy trì thói quen này thường xuyên không chỉ giúp trẻ phòng ngừa các bệnh răng miệng mà còn giúp ngăn ngừa bệnh lý tai mũi họng một cách hiệu quả.

– Ăn uống đủ chất và duy trì hoạt động thể chất, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Trẻ bị sưng amidan, cha mẹ nên làm gì?

>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Còi xương thiếu vitamin gì?

Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh là biện pháp biệu quả giúp phòng ngừa viêm amidan

4. Trường hợp bé cần phẫu thuật loại bỏ amidan

Phẫu thuật cắt bỏ amidan được coi là phương pháp sau cùng khi không thể điều trị tình trạng viêm bằng phương pháp sử dụng thuốc. Đồng thời khi bác sĩ xác định trẻ bị sưng amidan quá phát, amidan mất chức năng, tái phát rất nhiều lần và liên tục, amidan có xu hướng biến chứng,….

Đối với trường hợp trẻ sau cắt amidan, quá trình chăm sóc đòi hỏi phải cẩn trọng để trẻ nhanh lành vết thương, cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và lưu ý:

– Hạn chế cho trẻ vận động mạnh sau phẫu thuật.

– Không nói và la hết to, nhiều.

– Tránh các thức ăn cay, nóng, chứa chất kích thích,…. nên ăn những thức ăn lỏng, mềm nguội,….

– Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ sức khỏe bởi khi cắt amidan rồi, amidan có thể không sưng viêm song các vị trí khác trong hầu họng nếu bị các tác nhân tấn công vẫn có thể bị bệnh.

Với những kiến thức được chia sẻ trên đây, hi vọng rằng ba mẹ đã trang bị được những kiến thức cơ bản nhất để xử trí đúng cách khi trẻ bị sưng amidan cũng như cách phòng ngừa bệnh viêm amidan và các bệnh lý tai mũi họng cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *