Làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh ho gà trẻ em

Ho gà ở trẻ em là bệnh thường mắc ở trẻ khi thời tiết trở lạnh. Bệnh có nguy cơ diễn biến nặng gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe. Do đó, việc cha mẹ hoặc người lớn chủ động phòng tránh bệnh là điều hết sức cần thiết.

Bạn đang đọc: Làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh ho gà trẻ em

1. Tìm hiểu về bệnh ho gà ở trẻ em?

Ngay từ khi xuất hiện, ho gà đã được xác định là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất do sức đề kháng còn yếu. Bệnh ho gà có tỷ lệ lây lan cao và nhanh hơn cả cảm cúm, khi trung bình một người có thể lây cho 12-17 người. Chính bởi tốc lộc lây lan chóng mặt như này nên ho gà rất dễ phát triển thành dịch.

Cũng như nhiều bệnh lý đường hô hấp khác, ho gà chủ yếu lây theo đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua giọt nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc chạm vào những đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp.

Theo thống kê cho thấy có tới hơn 90% các trường hợp ho gà được báo cáo xảy ra ở trẻ em

Làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh ho gà trẻ em

Bệnh ho gà được xác định là dễ mắc ở trẻ trong giai đoạn con khoảng 5 tuổi

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ mắc bệnh ho gà

Khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì con hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh sẽ không khởi phát ngay mà cần trải qua thời gian ủ bệnh. Thời gian này có thể diễn ra trung bình từ 9 – 10 ngày. Sau khi bước qua giai đoạn ủ bệnh, cơ thể trẻ sẽ khởi phát một vài dấu hiệu dễ nhận biết dựa theo từng giai đoạn như sau:

– Giai đoạn đầu: Thời điểm đầu khi mắc bệnh, trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, lúc này con kèm theo viêm long đường hô hấp trên, người trẻ bắt đầu mệt mỏi, chán ăn và ho. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần.

– Giai đoạn kịch phát: Giai đoạn kịch phát gần như là thời điểm nặng nhất của trẻ, lúc này các cơn ho gà thường rất đặc trưng như trẻ ho rất nhiều, cơn ho gần như không kiểm soát được. Sau ho, trẻ sẽ có thêm biểu hiện là thở rít giống như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi, một số trẻ nặng hơn còn có thể kèm nôn. Tiếp theo cơn ho dữ dội là trẻ thường vã mồ hôi, tĩnh mạch cổ và da đầu nổi rõ. Ngoài ra trong giai đoạn này trẻ còn có thêm một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt những biểu hiện này thường khá dễ để nhận ra.

– Giai đoạn trẻ hồi phục: Khi bước vào giai đoạn phục hồi các cơn ho của trẻ sẽ ngắn lại và giảm đi đáng kể. Thời gian này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, vài tháng sau đó bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi ở bé.

Ngay sau khi phát hiện bệnh nếu trẻ không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng rất cao như: ngừng thở, viêm phổi và sụt cân. Các biến chứng khác nặng hơn bao gồm co giật, bệnh não, tràn khí màng phổi, chảy máu cam, sa trực tràng… và cuối cùng là tử vong. Vì đây là một bệnh lý nguy hiểm, dễ mắc ở trẻ nên cha mẹ cần hết sức nâng cao cảnh giác để giảm tối đa nguy cơ mắc cho con.

Tìm hiểu thêm: Những điều phụ huynh cần biết về táo bón ở trẻ em

Làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh ho gà trẻ em

Khi nhận thấy con mắc bệnh ho gà cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe

3. Cha mẹ nên làm gì để phòng tránh bệnh ho gà ở trẻ em?

Vì ho gà rất dễ lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và khả năng lây truyền rất cao đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian sống. Vì vậy, một vài biện pháp phòng bệnh nên được người lớn chú ý như:

– Hàng ngày nên vệ sinh sạch sẽ thân thể, chân tay, miệng cho trẻ hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ..

– Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang che kín mũi và miệng. Khi hắt hơi hoặc ho nên lấy tay che miệng để hạn chế tối đa văn giọt bắn ra bên ngoài.

– Nơi ở của trẻ cần được sạch sẽ, thông thoáng không ẩm mốc

– Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh nên hạn chế tối đa tới những chỗ đông người để giảm nguy cơ lây lan chéo.

Ngoài những cách đơn giản trên thì chủ động tiêm tiêm vaccine phòng bệnh ho gà được coi là cách hữu hiệu, mang tới nhiều công dụng nhất. Hiện nay lịch tiêm chủng ho gà ở bệnh trẻ nhỏ được khuyến cáo như:

– Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.

– Mũi thứ 2: Thời gian tiêm sau mũi thứ nhất là 1 tháng.

– Mũi thứ 3: Thời gian tiêm sau mũi thứ hai là 1 tháng.

– Mũi thứ 4: Mũi cuối cùng nên tiêm khi trẻ đã đủ 18 tháng tuổi.

Làm thế nào để có thể phòng tránh bệnh ho gà trẻ em

>>>>>Xem thêm: Khi trẻ biếng ăn phải làm sao? Bố mẹ đã biết cách khắc phục chưa?

Tiêm phòng là cách tốt nhất để giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh ho gà ở trẻ em

Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng cho thấy, đối với trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi con đủ tuổi tiêm chủng, các mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh uốn ván – bạch hầu – ho gà khi mang thai. Việc được tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp cơ thể mẹ tạo ra kháng thể từ đó bảo vệ em bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà trong thời điểm trẻ chưa đủ điều kiện để tiêm vacxin.

Có thể thấy ho gà ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ lây lan cao và phát triển thành dịch trong cộng đồng. Vì thế cha mẹ cần chủ động nhận biết các dấu hiệu cũng như cách phòng chống để bảo vệ sức khỏe con yêu được tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *