Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Thông thường, trẻ quấy khóc đêm thường xảy ra trong 3 tháng đầu sau sinh. Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm có thể đến từ nhiều nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Mời ba mẹ cùng đọc bài viết này để tìm hiểu cách khắc phục tình trạng này nhé. 

Bạn đang đọc: Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

1. Biểu hiện khóc đêm ở trẻ 

Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm thường bắt đầu sau 10h tối.

– Biểu hiện bình thường: Thỉnh thoảng bé hay giật mình khi ngủ, khóc thành từng đợt, thường sau 10h tối hoặc 1-2 giờ sáng. 

– Biểu hiện bất thường: Tỉnh giấc giữa đêm, giật mình liên tục trong lúc ngủ, thẩm chí là la hét; Khóc dai dẳng 3-4 tuần liên tục, ngày nào cũng khóc trên 3 tiếng…..

2. Hậu quả của việc trẻ khóc đêm thường xuyên

Nếu để bé khóc đêm kéo dài mà ba mẹ không tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết, thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nhiều khía cạnh phát triển của trẻ như:

– Ảnh hưởng đến nhận thức.

– Tác động hệ miễn dịch của trẻ khiến trẻ dễ bị ốm.

– Ảnh hưởng đường hô hấp, nhẹ là đường hô hấp bị ức chế, nguy hiểm là ngừng thở và nguy cơ đột tử.

– Hormone tăng trưởng cũng bị giảm sút, trẻ chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao. 

– Bố mẹ cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, mẹ dễ bị stress và trầm cảm….

Chính bởi vậy, tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề này là vô cùng cấp thiết.

3. Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm có thể do những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ quấy khóc cả đêm, trong đó có hai loại chủ yếu đó là do sinh lý trẻ không được tốt và do cơ thể bé bị mệt mỏi, bị bệnh. Việc nắm bắt được nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm sẽ giúp bố mẹ có được hướng giải quyết hiệu quả, tránh được việc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và cả tình thần của chính mình.

3.1. Nguyên nhân sinh lý

Việc trẻ 9 tháng quấy khóc vào buổi đêm có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý ở trẻ. Chúng xảy ra tạo cảm giác không thoải mái cho trẻ dẫn tới trẻ khó chịu, không ngủ được và quấy khóc. Cha mẹ hãy lưu ý để có phương pháp khắc phục phù hợp.

– Trẻ đói bụng

– Trẻ tè dầm

– Trẻ thấy nóng hoặc lạnh

– Trẻ thấy quá ồn ào

– Quần áo đang mặc khiến trẻ khó chịu

3.2. Nguyên nhân bệnh lý

Tìm hiểu thêm: Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Thiếu Vitamin D là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé quấy khóc vào ban đêm. Do vậy, hãy bổ sung Vitamin D cho con đầy đủ ba mẹ nhé.

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, việc trẻ quấy khóc đêm cũng có thể là biểu hiện bệnh lý. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi.

– Do trẻ bị dị ứng khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu. Một trong những nguyên nhân dễ gây ra dị ứng ở trẻ là do côn trùng đốt, do động vật trong gia đình, quần áo….

– Do đường tiêu hóa của trẻ bị rối loạn gây chướng bụng, khó tiêu….

– Do trẻ đang mọc răng

– Do trẻ bị thiếu canxi

– Do trẻ hoạt động quá phấn kích vào ban ngày

– Do hệ thần kinh của bé chưa được hoàn thiện nên dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài, ngủ dễ giật mình, tỉnh giấc….

Vì vậy, khi thấy con có hiện tượng khóc đêm, ba mẹ hãy rà soát lại. Từ đó xem con có gặp các tình trạng như trên hay không. Đối với mỗi nguyên nhân, chúng ta sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Nếu cần thiết, cha mẹ hãy đưa con tới các cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ lưỡng. Từ đó, ta sẽ biết được cụ thể nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

4. Cách khắc phục khi bé quấy khóc ban đêm

Về cơ bản, việc trẻ em quấy khóc ban đêm không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Thế nhưng, nếu tình trạng này tiếp diễn lâu này sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hỏa và sức khỏe của bé. Sau đây là những cách giúp khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc đêm:

4.1 Xem lại lịch trình ngủ của bé

Có nhiều trường hợp, trẻ tưởng như mắc chứng khóc đêm nhưng trên thực tế lại bị rối loạn giấc ngủ. Bố mẹ nên theo giấc ngủ con như  khi nào bé ngủ? Khi nào bé khóc? Khi nào bé ăn?…. Nếu trẻ bị loạn giấc ngủ hãy giúp trẻ hình thành thói quen ngủ ngoan, ngủ đúng giờ…. nhé!

4.2 Cho con bú hoặc uống sữa

Như đã nói ở phân nguyên nhân, khi trẻ bị đói trẻ sẽ rất khó ngủ và quấy khóc. Do đó, hãy cho trẻ ăn/uống sữa đầy đủ ở bữa tối, để con có giấc ngủ ngon vào ban đêm. 

4.3 Thay tã lót cho con

Bé sẽ cảm thấy khó chịu khi tã bị ướt, bị cấn, bị chật trội…do đó, bố mẹ hãy kiểm tra tã và thay tã cho con khi cần nhé để tạo cho bé cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất nhé!

4.4 Bổ sung canxi tự nhiên cho trẻ

Thiếu canxi ở trẻ sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não của trẻ liên trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ không thể ngủ được dù đã đến thời gian đi ngủ và ngủ cũng không được sâu giấc. Vì thế hãy bổ sung dinh dưỡng cho bằng cách bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn uống hàng ngày.

4.5 Một số mẹo bổ ích khác

Cho bé ôm gấu bông hoặc món đồ con yêu thích khi đi ngủ. Trò chuyện cùng con để con không còn cảm thấy bất an, căng thẳng. Tạo không gian phòng ngủ thoải mái, yên tĩnh cho bé….. Đó cũng chính là những cách vô cùng hiệu quả để đưa bé vào một giấc ngủ sâu.

Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Phòng bệnh viêm da do kiến ba khoang đốt ở trẻ vào mùa mưa

Đọc truyện cho con nghe vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bé dễ ngủ hơn.

5. Trẻ 9 tháng quấy khóc đêm thông thường kéo dài trong bao lâu?

Tình trạng khóc đêm ở trẻ có thể diễn ra chỉ 1-2 ngày, có trẻ lên đến 1-2 tuần thì chấm dứt. Còn với những trẻ khóc đêm thường xuyên và kéo dài, kèm theo những biểu hiện bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được khám và điều trị nhé!

Qua thông tin vừa chia sẻ, chúng tôi mong rằng sẽ mang tới những điều hữu ích cho các phụ huynh. Bố mẹ nên lưu ý, nếu việc trẻ quấy khóc đêm kéo dài và không rõ nguyên nhân thì hãy đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để trẻ được khám, làm rõ nguyên nhân một cách hiệu quả nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *