Viêm phế quản phổi ở trẻ em hay còn gọi là bệnh viêm phổi. Đây là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp và là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ phải nhập viện điều trị do những biến chứng nghiêm trọng mà bệnh gây ra. Cha mẹ cần nắm vững được những dấu hiệu cảnh báo của viêm phế quản ở trẻ để từ đó có cách xử trí kịp thời và đúng cách.
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em?
1. Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ có những dấu hiệu cảnh báo nào?
Viêm phế quản ở trẻ là bệnh nhiễm trùng phổi, khi tình trạng các túi khí ở bên trong phổi (phế nang) chứa nhiều mủ và chất dịch, khiến cho phổi trở nên khó khăn trong việc trao đổi khí. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thường bắt đầu từ nhẹ đến nặng. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh của từng trẻ mà bệnh viêm phế quản phổi sẽ có những dấu hiệu điển hình.
– Trẻ thở nhanh: Cha mẹ có thể đếm từng nhịp thở của trẻ trong một phút để kiểm tra xem trẻ có thở nhanh hay không. Thở nhanh là khi:
+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở của trẻ từ 60 lần/phút trở lên.
+ Trẻ từ 2 đến 11 tháng tuổi: Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.
+ Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.
– Trẻ thở khò khè. Khi thở rút lõm lồng ngực.
– Trẻ ho liên tục.
– Trẻ có thể sốt hoặc sốt cao.
– Mũi ngạt, khò khè.
– Cảm giác ớn lạnh, ngực và bụng đau.
– Trẻ lười hoạt động, thậm chí là khó đánh thức, ngủ li bì.
– Mất cảm giác thèm ăn, đòi ăn, bị mất nước.
– Môi, móng tay thâm tím.
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm phế quản phổi ở trẻ em hay còn gọi là bệnh viêm phổi. Đây là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp và là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ phải nhập viện điều trị
2. Viêm phế quản phổi ở trẻ do những nguyên nhân nào gây ra?
2.1 Viêm phế quản phổi ở trẻ do những nguyên nhân nào?
– Virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ, chiếm tới 60 đến 70%.
– Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn hay gặp như: phế cầu, tụ cầu, liên cầu; các loại ký sinh trùng, nấm… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
2.2 Những yếu tố thuận lợi gây ra viêm phế quản phổi ở trẻ em?
– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh này và bệnh dễ chuyển biến nặng.
– Cơ địa của trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, thiếu cân, suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh bẩm sinh.
– Khí hậu Việt Nam dễ thay đổi, độ ẩm cao…
– Môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, trẻ hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn…
– Môi trường nhà trẻ, trưởng học, gia đình là nơi trẻ dễ bị lây nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn Bordetella pertussis gây ho gà lây qua đường nào?
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm phế quản và bệnh dễ chuyển biến nặng.
3. Bệnh viêm phế quản phổi được điều trị như thế nào?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng gây ra bệnh, ở mức độ nặng hay nhẹ, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị sao cho phù hợp.
Ở những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có biến chứng thì cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ. Theo đó, cha mẹ cần thông và vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý, theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi để hạn chế tình trạng trở nên trầm trọng.
Khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cha mẹ cần khẩn trương đưa trẻ đến viện để được điều trị:
– Trẻ sốt cao hoặc nhiệt độ giảm.
– Trẻ bỏ ăn, bỏ bú.
– Thở rít, khò khè, ngừng thở ở trẻ nhỏ.
– Trẻ ngủ li bì, quấy khóc thậm chí là co giật.
4. Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ?
– Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ sống ở môi trường có khói thuốc lá và khói bụi.
– Nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ khi ngủ.
– Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ sạch sẽ, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi.
– Cần tiêm chủng để phòng bệnh cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.
Trẻ nhỏ ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều dễ mắc các bệnh lý viêm phổi. Do đó mà cha mẹ cần lưu ý bổ sung các thực phẩm có chứa thành phần Lysine, vi khoáng và vitamin cần thiết như: kẽm, crom, vitamin B… để giúp đáng ứng được nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ miễn dịch, tăng đề kháng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp, viêm phổi, cảm cúm…
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo: trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài cần được xử trí ngay
Nếu tình trạng bệnh của trẻ chuyển biến xấu cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị.
Viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ là bệnh lý nguy hiểm, do đó, cha mẹ không nên chủ quan trong công tác phòng ngừa, điều trị bệnh khi có triệu chứng. Cha mẹ cũng cần chú ý các biểu hiện của trẻ để từ đó có thể nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ để biết cách đối phó. Nếu tình trạng bệnh của trẻ chuyển biến xấu cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.