Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt là hiện tượng khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Bởi vì trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn rất non nớt và chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Nếu trẻ sơ sinh bị đi ngoài thì cha mẹ cần phải xử lý như thế naào?
Bạn đang đọc: Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt?
1. Tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài sủi bọt
Với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn đang rất non nớt, sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa tốt nên bé khá nhạy cảm và dễ gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
Một trong những vấn đề mà trẻ sơ sinh hay gặp phải đó chính là việc đi ngoài có bọt. Vấn đề này khiến cho cơ thể của trẻ bị mất nước nghiêm trọng, nếu không được chăm sóc đúng cách, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt đó chính là số lần đi ngoài/ngày của trẻ sẽ nhiều hơn so với bình thường, có thể từ 3 đến 4 lần trở đi. Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng tiêu chảy, phân của trẻ khá lỏng, có sủi bọt li ti.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài có bọt là hiện tượng khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Bởi vì trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn rất non nớt và chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa
2. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt do những nguyên nhân nào gây ra?
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có bọt. Khi nắm rõ được nguồn gốc gây bệnh, chúng ta mới có thể có phương pháp chăm sóc, và cải thiện được tình trạng trên.
– Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó trẻ rất nhạy cảm và thường xuyên gặp những vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Hầu hết những nguyên nhân khiến cho trẻ sôi bụng, đi ngoài có bọt đều là các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa gây ra…
2.1 Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài sủi bọt do rối loạn tiêu hóa
Đa số trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng tiêu chảy có bọt là do gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nguyên nhân có thể là do cha mẹ chưa biết cách, hoặc cũng có thể là do chưa cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Việc bình sữa, núm ti không đảm bảo vệ sinh sẽ dễ khiến cho virus, ký sinh trùng xâm nhập, tấn công vào đường ruột non nớt của trẻ. Hậu quả đó chính là đường ruột của trẻ bị nhiễm khuẩn và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Có nhiều trẻ sơ sinh gặp phải vấn đề trên, do đó cha mẹ cần lưu tâm và đảm bảo các vật dụng khi chăm sóc trẻ được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận.
2.2 Trẻ sơ sinh bị đi ngoài do dị ứng thực phẩm
Trẻ sơ sinh có thể bị đi ngoài sủi bọt do dị ứng một số loại thực phẩm. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ nguồn thực phẩm cũng như các loại sữa có thành phần gây dị ứng. Khi cho trẻ ăn dặm, cần chú ý quan sát xem trẻ có dị ứng với thực phẩm nào hay không?. Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng thì cần hạn chế sử dụng và chế biến trong bữa ăn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
2.3 Khả năng hấp thụ của trẻ chưa tốt
Ngoài ra, tình trạng trẻ tiêu chảy có bọt còn xuất phát từ việc hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển và hoàn thiện. Trẻ không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể mình. Cuối cùng sẽ dẫn đến việc bé bị đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài… Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên chú ý chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị cảm ra nhiều mồ hôi: cách điều trị hiệu quả
Việc bình sữa, núm ti không đảm bảo vệ sinh sẽ dễ khiến cho virus, ký sinh trùng xâm nhập, tấn công vào đường ruột non nớt của trẻ
3. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có bọt cha mẹ cần lưu ý những gì?
Trẻ sơ sinh đi ngoài bị sủi bọt khiến nhiều cha mẹ không giấu nổi sự lo lắng. Vì cơ thể trẻ mất nước nhanh chóng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bé gặp tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý những gì?
– Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy sủi bọt để từ đó tìm ra phương án xử lý phù hợp nhất.
– Nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm thì bạn nên lựa chọn cho trẻ những món ăn quen thuộc. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có thành phần gây dị ứng, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu cha mẹ không phát hiện và xử lý sớm. Quan trọng nhất đó chính là cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bé phát triển một cách toàn diện.
– Để tránh việc tiêu chảy bị mất nước, cha mẹ cần tăng cường cho bé bú, sử dụng thêm các loại điện giải để bù nước cho trẻ.
– Bên cạnh đó, tình trạng viêm ruột có thể xảy ra nếu trẻ sơ sinh tiếp xúc với các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là bình sữa, núm ti, gặm nướu… Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý vệ sinh, tiệt trùng các sản phẩm trên bằng nước nóng già, có như vậy tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt mới có thể kiểm soát.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Người bị suy dinh dưỡng nên ăn gì?
Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay.
Như vậy, cha mẹ đã phần nào hiểu được nguyên nhân và những phương pháp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Để hạn chế các vấn đề về đường tiêu hóa của trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu thông tin cũng như chăm sóc trẻ một cách cẩn thận. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.