Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh và cách chữa trị

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh do sức đề kháng yếu, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh khá đa dạng, các bậc phụ huynh cần lưu ý để đưa con đi khám và được tư vấn điều trị kịp thời, chuẩn xác. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh và cách chữa trị

1. Nhiễm lạnh là bệnh như thế nào?

Nhiễm lạnh, hay còn gọi là cảm lạnh, là bệnh liên quan đến đường hô hấp trên (mũi và họng). Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do các loại virus, thường gặp nhất là virus rhinovirus.

Trong khi đó, trẻ em khi mới sinh ra có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị nhiễm các loại virus và bị nhiễm lạnh.

Theo các chuyên gia, bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi chỉ sau 1 tuần. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không vì thế mà chủ quan bởi cảm lạnh cũng gây ra những triệu chứng khó chịu cho trẻ. Nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh kéo dài và không được chữa trị kịp thời đã gây ra các bệnh nặng hơn về đường hô hấp như: viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phổi, …

Một điều cần chú ý, đó là trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng phổ biến nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Trung bình trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể bị cảm lạnh khoảng 8 -10 đợt/năm. Khi trẻ lớn hơn, hệ miễn dịch được hoàn thiện, tần suất mắc bệnh sẽ giảm dần.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh có khá nhiều triệu chứng, trong đó triệu chứng thường thấy đầu tiên là trẻ bị chảy nước mũi. Thời gian mới khởi phát bệnh, chất tiết từ niêm mạc xoang mũi sẽ loãng và trong, nhưng càng về sau, nước mũi sẽ đặc hơn và có màu vàng xanh. Lúc này, trẻ hay cảm thấy khó chịu vì bị nghẹt mũi, ngủ sẽ khó yên giấc hơn lúc trước.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh và cách chữa trị

Chảy nước mũi là triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh

Thời gian tiếp theo, bố mẹ có thể thấy trẻ cảm lạnh xuất hiện thêm các triệu chứng như:

– Ho, đặc biệt là ho nhiều vào buổi tối

– Hắt xì hơi nhiều lần

– Trẻ ăn uống kém hơn bình thường, bỏ uống sữa (cả sữa mẹ và sữa bình)

– Dễ quấy khóc, không chơi đùa vui vẻ như thường ngày

– Sốt, và đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã nặng hơn.

Nhìn chung, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh khá giống với các bệnh lý hô hấp khác như: viêm phế quản, viêm phổi, hay cúm. Cũng bởi vậy, nhiều cha mẹ hay nhầm lẫn và tự ý cho con uống thuốc kháng sinh để điều trị, nhất là khi trẻ bị sốt. Điều này rất không tốt cho bé vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và đề kháng của trẻ về sau.

3. Cần làm gì khi trẻ bị nhiễm lạnh?

3.1. Các biện pháp điều trị có thể sử dụng khi trẻ cảm lạnh

Khi trẻ chỉ bị cảm lạnh thông thường, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà cho trẻ để trẻ cảm thấy dễ chiu hơn, như:

– Cho trẻ uống nhiều sữa hơn (sữa mẹ hay sữa công thức đều được). Nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho con uống thêm một ít nước.

– Rửa mũi và hút sạch dịch tiết từ mũi trẻ bằng nước muối sinh lý. Bố mẹ có thể mua máy hút chuyên dụng hoặc cho con đến cơ sở y tế để hút được sạch nhất. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời hạn chế việc gây bệnh cho các cơ quan hô hấp

Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà đúng cách

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh và cách chữa trị

Cần hút rửa mũi hàng ngày cho trẻ để dịch mũi khộng bị ứ đọng

– Nâng cao độ ẩm của không khí xung quanh bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm. Bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ xem nên sử dụng máy làm ẩm mát hay làm ẩm nóng. Nếu sử dụng máy làm ẩm nóng, bố mẹ cần hết sức chú ý để không gây bỏng cho trẻ.

3.2. Các biện pháp không được thực hiện khi trẻ cảm lạnh

Bên cạnh đó, có một số biện pháp bố mẹ lưu ý không thực hiện khi trẻ bị cảm lạnh, đó là:

– Không cho trẻ uống kháng sinh để điều trị bệnh, bởi thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt virus.
– Khi trẻ bị sốt, chú ý không dùng thuốc Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi về loại thuốc hạ sốt dùng cho trẻ sơ sinh
– Với những trẻ dưới 2 tuổi, không khuyến cáo dùng thuốc giảm ho.
– Không để trẻ nằm sấp khi ngủ, ngay cả khi trẻ đang bị nghẹt mũi.

Hiện tại, không có biện pháp hay thuốc điều trị đặc hiệu nào dành riêng cho bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Hầu hết trẻ sẽ tự hồi phục theo thời gian. Bố mẹ chỉ có thể sử dụng một số phương pháp bổ trợ để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Trong trường hợp các  triệu chứng không giảm và trẻ biểu hiện mệt mỏi hơn, bố mẹ nên đưa con đến chuyên khoa nhi ở bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

4. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh đến bác sĩ?

Mặc dù bệnh cảm lạnh không phải bệnh nguy hiểm, nhưng với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng nặng nề về sau.

Đặc biệt, khi trẻ bị sốt cao, kéo dài (trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ C trở lên, trẻ lớn hơn sốt trên 39 độ C), bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về cúm A H5N1 là gì và có nguy hiểm không?

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi con sốt cao

Bên cạnh đó, khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ cũng cần phải nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ:

– Trẻ bị nổi ban đỏ trên da

– Trẻ nôn mửa khi ăn và bú sữa

– Trẻ bị tiêu chảy

– Ho dai dẳng, đờm nhiều. Đờm đặc màu vàng xanh hoặc có máu.

– Trẻ khò khè, khó thở, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực

– Trẻ gãi tai, lắc đầu, quấy khóc, hoặc các dấu hiệu khác thể hiện sự khó chịu hoặc đau ở tai/đầu

– Trẻ bị mất nước, thể hiện ở việc đi tiểu ít, môi khô, …

– Môi và đầu ngón tay có dấu hiệu tím tái

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, có thể virus cảm lạnh đã gây ra các biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi …Cũng có thể trẻ bị các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như bệnh cảm lạnh. Cũng bởi vậy, khi có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm lạnh, ba mẹ nên đưa con đi khám để các bác sĩ chẩn đoán tư vấn điều trị cụ thể cho trẻ.

Với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trải khắp Hà Nội cùng đội ngũ bác sĩ Nhi khoa dày dạn kinh nghiệm đến từ các bệnh viện đầu ngành như Nhi TW, Xanh Pôn, …, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ 24/24. Với chính sách áp dụng linh hoạt bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện đang là địa chỉ khám chữa bệnh được rất nhiều bố mẹ lựa chọn.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *