Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào?

Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ mắc cúm A cao nhất do sức đề kháng còn yếu, con cũng chưa tiêm đủ vacxin. Vậy trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không và khi mắc cha mẹ nên làm gì để giảm thiểu tối đa biến chứng ở con?

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào?

1. Trẻ sơ sinh bị cúm A có những biểu hiện nào?

Không như trẻ lớn, trẻ sơ sinh chưa thể giao tiếp hay biểu đạt cảm xúc nên nhiều cha mẹ rất khó có thể nhận biết được những vấn đề sức khỏe con đang gặp phải. Đối với cúm A, khi con bị mắc, cơ thể sẽ có một vài phản ứng từ nhẹ tới nặng sau đây:

Dấu hiệu thường gặp

– Con xuất hiện những cơn sốt cao từ 38.5 độ tới 39 độ C

– Con ngạt mũi, thở khò khè

– Con quấy khóc nhiều hơn và có hiện tượng bỏ bú mẹ

– Con ngủ không sâu giấc

– Nôn mửa, tiêu chảy

– Họng con có hiện tượng sưng đỏ

– Con bỏ bú hoặc bú ít hơn bình thường

Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của con còn yếu

Triệu chứng nguy hiểm

– Chân tay trẻ lạnh

– Con khó thở và khi thở thường lõm ngực hoặc lộ xương sườn

– Trẻ bỏ bú kèm nôn

– Da trẻ tái nhợt, xanh xao

– Trẻ thường nằm li bì, không tỉnh táo

– Trẻ sốt cao không hạ có thể kèm co giật

– Biểu hiện mất nước như trẻ bị khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc hoặc không đi tiểu trong khoảng 4 tới 8 tiếng…

Khi trẻ có những dấu hiệu này cha mẹ nên nhanh chóng liên hệ tới bác sĩ hoặc đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để con được làm xét nghiệm cúm A để có phương án điều trị kịp thời.

2. Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không?

Với cơ chế lây bệnh thì thời gian ủ bệnh cúm A ở trẻ rất ngắn, chỉ từ 1-4 ngày, sau khi bé nhiễm virus cúm. Đặc biệt, thời gian lây bệnh khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng của bệnh cúm A.

Nếu bệnh ở thể nhẹ và được điều trị kịp thời thì chỉ sau khoảng 5 tới 7 ngày, tình trạng bệnh sẽ dần phục hồi và các dấu hiệu sẽ giảm dần cũng như biến mất hoàn toàn.

Tuy nhiên, vì trẻ sơ sinh có sức đề kháng chưa hoàn thiện nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, cúm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đáng tiếc cho sức khỏe. Và thực tế đã cho thấy có nhiều trường hợp trẻ không tử vong vì cúm A nhưng lại tử vong về những biến chứng do bệnh cúm gây nên. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của cúm A với trẻ sơ sinh là con bị viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng tai giữa, đặc biệt là sốt cao ảnh hưởng tới não bộ.

Do đó, cúm A là bệnh lý hết sức nguy hiểm với trẻ nhỏ mà cha mẹ không nên chủ quan. Việc điều trị cho trẻ kịp thời ngay khi mới mắc bệnh sẽ giúp con giảm thiểu được tối đa những biến chứng đồng thời rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bệnh ngoài da ở trẻ em: Thông tin bố mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào?

Trẻ bị cúm A cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra nhằm có phương án điều trị phù hợp

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị cúm A?

Vì bệnh cúm A ở trẻ sơ sinh có nguy cơ gây ra nhiều biện chứng nên cách xử lý tốt nhất khi con bị ốm là cha mẹ nên đưa con tới viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời. Tuyệt đối không dùng cho trẻ thuốc điều trị cúm khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Song song với việc điều trị theo tư vấn của bác sĩ, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà đơn giản, hiệu quả như:

– Sử dụng thuốc đúng loại, đúng liều theo bác sĩ chỉ định

– Nên cho con nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế tối đa để nhiều người lớn tiếp xúc với trẻ hoặc bế ẵm con.

– Mẹ nên cho con bú nhiều cữ hơn bình thường. Trong thời gian này mẹ cũng nên chú ý tới chế độ ăn bổ sung nhiều hoa quả, trái cây và rau củ tươi, vitamin để chất lượng sữa được đảm bảo.

– Trong phòng con nằm có thể thiết kế thêm máy tạo độ ẩm không khí, máy lọc không khí để con có được không gian thoải mái

– Trong thời gian con bị ốm các sinh hoạt như tắm, lau người của con đều bằng nước ấm và trong phòng kín gió.

– Quần áo cho trẻ nên mặc loại thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể con tỏa nhiệt nhanh hạ sốt hơn.

– Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ khi cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ cần vệ sinh chân tay, cơ thể thật sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho trẻ.

Khi được chăm sóc đúng cách, tình trạng sức khỏe ở trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện đáng kể.

Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: Lựa chọn thuốc bổ cho trẻ còi xương biếng ăn đúng cách

Trong thời gian con bị ốm mẹ nên cho con bú nhiều cữ để gia tăng đề kháng, tránh mất nước

4. Cần làm gì để phòng bệnh cúm A ở trẻ được tốt nhất?

Trẻ sơ sinh thường hay mắc cúm nguyên nhân bởi con chưa đủ tuổi viêm vắc-xin. Vì thế cách phòng cúm hiệu quả nhất là trước khi mang bầu mẹ nên chủ động tiêm ngừa cúm đầy đủ để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời duy trì được miễn dịch cho con ngay sau khi sinh.

Ngoài cách trên thì trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho con ra ngoài hoặc tiếp xúc với người lạ trong thời điểm dịch bệnh. Chú ý nhiều hơn tới vấn đề vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày cho trẻ nhỏ bằng nước muối sinh lý.

Với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng của con chủ yếu là sữa mẹ, vì thế mẹ nên chú ý đến chế độ ăn hàng ngày của mình nhiều hơn để chất lượng sữa của con được đảm bảo giúp trẻ tăng kháng thể. Nếu trong nhà có người mắc cúm, mẹ cần cách ly con trong thời gian tối thiểu là 7 ngày với người bệnh để giảm thiểu nguy cơ lây lan.

Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không thì chắc chắn là có. Vì thế cha mẹ và người thân nên nâng cao cảnh giác để bảo vệ sức khỏe con yêu được trọn vẹn trong những năm tháng đầu đời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *