Trẻ bị sốt xuất huyết, xử lý thế nào?

Trẻ bị sốt xuất huyết là tình trạng khá nguy hiểm thường bùng phát vào mùa hè. Bệnh có tỷ lệ tử vong tương đối cao và hiện chưa có thuốc đặc trị. Vậy khi trẻ không may bị sốt xuất huyết thì cần xử lý thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn, phụ huynh đừng bỏ qua bài viết này của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt xuất huyết, xử lý thế nào?

1. Sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Virus lây từ người sang người qua vật chủ trung gian là muỗi vằn. Loại muỗi này thường hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới hút máu người và truyền bệnh.

Virus Dengue gây ra sốt xuất huyết được chia thành 4 chủng là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Trẻ nhiễm chủng virus Dengue nào sẽ chỉ có khả năng tạo miễn dịch với chính chủng đó. Điều này có nghĩa là trẻ đã từng mắc sốt xuất huyết vẫn có khả năng tái mắc bệnh nhiều lần trong đời.

Trẻ bị sốt xuất huyết, xử lý thế nào?

Trẻ đã từng mắc sốt xuất huyết vẫn có khả năng tái mắc bệnh nhiều lần trong đời

Sốt xuất huyết nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ví dụ:

– Thoát huyết tương nặng dẫn đến giảm khối lượng tuần hoàn, gây ra sốc sốt xuất huyết.
– Xuất huyết nặng
– Chảy máu cam nặng, xuất huyết phần mềm và trong cơ, xuất huyết tiêu hóa và nội tạng. Xuất huyết nặng có thể dẫn tới đông máu rải rác lòng mạch.
– Suy tạng nặng
– Suy gan cấp, có men gan AST, ALT ≥ 1000U/L
– Suy thận cấp
– Sốt xuất huyết thể não, dẫn đến rối loạn tri giác
– Suy tim, viêm cơ tim
– …..

2. Xử lý khi trẻ bị sốt xuất huyết

2.1 Phân biệt triệu chứng

Trẻ mắc sốt xuất huyết ở những giai đoạn khác nhau sẽ có các triệu chứng đặc trưng khác nhau.

– Giai đoạn sốt:

Khi bệnh khởi phát, trán trẻ thường nóng ran. Tình trạng sốt cao 39 – 40 độ kéo dài trong 2 đến 5 ngày. Sốt cao khó thuyên giảm dù đã chườm ấm và uống thuốc hạ sốt. Trẻ có cảm giác đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, hắt hơi và sổ mũi. Trong một số trường hợp có thể xuất huyết dưới da với các biểu hiện như: Phát ban, chảy máu mũi, chảy máu chân răng,…

– Giai đoạn nguy hiểm:

Ở giai đoạn đầu, nếu không được điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 được xem là giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Trẻ lúc này có thể đã hạ sốt. Tuy nhiên, nhịp tim bắt đầu tăng tính thấm thành mạch gây thoát huyết tương.

Các biểu hiện sốc khi thoát huyết tương sẽ bao gồm: Mệt mỏi, bứt rứt, lờ đờ, vật vã; Da lạnh, đầu chi lạnh; Mạch nhanh nhỏ; Tụt huyết áp; Ít đi tiểu; Đau bụng; Khát nước; Chướng bụng;…

Ngoài ra có thể sẽ có một số biểu hiện nghiêm trọng hơn như: Sưng đau gan; Tràn dịch màng bụng, mô kẽ hoặc màng phổi; Nề mi mắt.

– Giai đoạn hồi phục:

Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm nhờ điều trị đúng cách, trẻ sẽ có những dấu hiệu phục hồi. Cơ thể dần bình phục, sức khỏe được cải thiện, đi tiểu nhiều hơn, huyết áp ổn định, có cảm giác thèm ăn,…

Tìm hiểu thêm: Giải đáp viêm phế quản mãn tính là gì, cách điều trị cho trẻ em

Trẻ bị sốt xuất huyết, xử lý thế nào?

Trẻ mắc sốt xuất huyết ở những giai đoạn khác nhau sẽ có các triệu chứng đặc trưng khác nhau

2.2 Thăm khám và chẩn đoán

Theo các chuyên gia, phần lớn những trường hợp sốt xuất huyết trở nặng là do thăm khám chậm trễ. Mặt khác, triệu chứng ban đầu của bệnh có những điểm tương đồng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm siêu vi khác. Điều này vô tình gây ra sự nhầm lẫn và tâm lý chủ quan ở các bậc phụ huynh.

Để tránh nguy cơ bệnh trở nặng, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu sốt cao 3 ngày liên tục trở lên. Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời đảm bảo đưa trẻ tái khám theo lịch hẹn.

Hiện nay sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc có thể đặc trị. Vì vậy, phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc cải thiện triệu chứng. VD: Hạ sốt, truyền dịch, bù nước,…

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mắc sốt xuất huyết rất dễ gặp nguy hiểm do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không chủ quan hoặc tự ý điều trị tại nhà cho trẻ.

Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh mà khi thăm khám, bác sĩ sẽ có phương án điều trị riêng. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà dưới sự hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Tuy nhiên, đa số các trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết đều sẽ cần nhập viện để điều trị kịp thời.

2.3 Cách chăm sóc trẻ tại nhà

NÊN LÀM:

– Hạ sốt đúng cách bằng Paracetamol nếu trẻ sốt trên 38.5 độ (liều chỉ định 10 – 15mg/kg)
– Lau người cho trẻ bằng nước ấm và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, dễ ăn
– Bù nước và chất điện giải bằng đường uống với nước sôi, nước cháo loãng hoặc nước trái cây
– Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và tình trạng cơ thể trẻ
– Báo ngay với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường hoặc sốt cao liên tục không hạ

KHÔNG NÊN LÀM:

– Không tùy tiện cho trẻ dùng thuốc Aspirin hay Ibuprofen khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
– Không cho trẻ ăn thực phẩm có màu đỏ/đen để phân biệt với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa
– Không tự ý truyền dịch để điều trị cho trẻ tại nhà

Trẻ bị sốt xuất huyết, xử lý thế nào?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng lỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, nhận biết và xử trí đúng cách

Đa số các trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết đều sẽ cần nhập viện để điều trị kịp thời

PHÒNG NGỪA:

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chủ động có biện pháp phòng ngừa cho trẻ để trẻ không bị mắc bệnh.

– Đậy kín các dụng cụ chứa nước để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.
– Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy
– Vệ sinh nhà cửa và không gian sinh sống xung quanh thường xuyên, vứt rác đúng nơi quy định
– Khi ngủ luôn cho trẻ nằm màn để tránh bị muỗi đốt
– Cho trẻ mặc áo dài tay khi đến những nơi ẩm thấp hoặc nghi ngờ có muỗi
– …..

Như vậy, trên đây là các cách xử lý khi trẻ bị sốt xuất huyết mà chúng tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh. Hy vọng, bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích mà quý phụ huynh đang tìm kiếm. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *