Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không và nên phòng ngừa thế nào?

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi được xác định là đối tượng dễ mắc cúm A nhất, do sức đề kháng của trẻ còn yếu cũng như con chưa ý thức được việc cần bảo vệ bản thân. Vậy đối với trẻ bị cúm A có nguy hiểm không và nên phòng ngừa như thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh?

Bạn đang đọc: Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không và nên phòng ngừa thế nào?

1. Biểu hiện và triệu chứng của trẻ có khả năng cao mắc cúm A

Nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc không kịp thời nhận biết các biểu hiện của cúm A ở trẻ thì không chỉ sức khỏe con bị ảnh hưởng mà bệnh còn có nguy cơ lây lan chéo sang các thành viên khác trong gia đình. Theo các chuyên gia y tế thì khi mắc cúm A, con sẽ có biểu hiện từ nhẹ cho tới nặng và các triệu chứng thường khởi phát đột ngột. Một vài dấu hiệu thường thấy ở trẻ mắc cúm A như:

– Trẻ bắt đầu bị sốt. Những cơn sốt cúm A có đặc điểm là sốt cao thường trên 39 độ C

– Con chảy nước mũi, sổ mũi, rát họng và kèm ho khan

– Trẻ chán ăn, bỏ bú và quấy khóc nhiều hơn

– Trẻ ngủ không được sâu giấc, dễ tỉnh

– Người con mệt mỏi, đau nhức

– Một số ít trẻ còn kèm theo tình trạng đi ngoài

Về cơ bản thì những triệu chứng trẻ bị cúm A khá giống với cảm cúm thông thường, tuy nhiên các biểu hiện của bệnh thường nặng hơn và sức khỏe của con cũng ảnh hưởng nhiều hơn. Lúc này cha mẹ cần nghĩ ngay tới việc đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không và nên phòng ngừa thế nào?

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc cúm A

2. Trẻ mắc virus cúm A có nguy hiểm không?

Trong tất cả các loại cúm mùa thì cúm A được xác định là bệnh nguy hiểm nhất với tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Bệnh diễn tiến phức tạp, vì thế trước câu hỏi trẻ bị nhiễm virus cúm A có nguy hiểm không thì câu trả lời là có.

Các chủng virus cúm A có khả năng lây lan nhanh và tồn tại lâu trong môi trường, quần áo, tay, chân… nên chỉ cần vô tình tiếp xúc với nguồn lây người bệnh hoàn toàn có thể mắc bệnh. Khi trẻ mắc cúm A nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng thường thấy như: viêm màng não, viêm thanh/khí/phế quản, viêm tai giữa, viêm cơ tim hay nhiễm khuẩn thứ phát và cuối cùng là tử vong.

Các kết quả nghiên cứu về cúm A cho thấy, những trường hợp trẻ tử vong vì cúm A thường không phải do bệnh mà là do biến chứng của bệnh gây nên. Bởi sức đề kháng của con còn yếu nên khi bị virus tấn công cơ thể sẽ chậm hồi phục, tổn thương sâu. Do đó, cách an toàn nhất là khi nhận thấy cơ thể con có những dấu hiệu của bệnh thì cần đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu trẻ mắc cúm A được điều trị kịp thời thì chỉ sau khoảng 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Hoặc nhiều trẻ được thăm khám sớm, con hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà kết hợp cùng thuốc do bác sĩ kê đơn.

Vì thế có thể thấy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của bệnh cúm A ở trẻ. Bệnh sẽ nguy hiểm nếu người lớn chủ quan, trẻ không được điều trị đúng. Trong trường hợp phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh chỉ đơn giản như cúm mùa thông thường.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ

Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không và nên phòng ngừa thế nào?

Khi mắc cúm A trẻ thường có biểu hiện sốt, chảy nước mũi và ho

3. Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ sức khỏe con trong thời điểm dịch cúm A phát triển?

Virus cúm A được xác định là sẽ lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua các hành động như: ho, hắt hơi, nói chuyện… lúc này các giọt nước bọt mang theo virus phát tán ra môi trường bên ngoài, người lành hít phải đều có thể nhiễm bệnh. Hoặc trong trường hợp khác, virus cúm A bám vào các bề mặt vật dụng như bàn, ghế, tủ…nếu vô tình chạm vào sau đó đưa tay nên mũi, miệng thì virus cúm A lại được dịp tấn công vào cơ thể người bệnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc cúm A khi sử dụng chung đồ cá nhân thìa, bát đũa, chén, khăn (thường là trẻ đi lớp) với những trẻ đang mắc bệnh.

Sau khi tiếp xúc với nguồn lây, trẻ sẽ trải qua thời gian ủ bệnh, lúc này các dấu hiệu của bệnh chưa khởi phát. Trung bình sẽ từ 2 tới 4 ngày, người bệnh sẽ có dấu hiệu mắc cúm A đầu tiên, khởi phát là những cơn sốt cao, kéo dài.

Để có thể phòng bệnh cúm A hiệu quả nhất ở trẻ, cha mẹ nên thực hiện một vài lưu ý sau:

– Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên trẻ cần tiêm đầy đủ vacxin để ngăn ngừa sự tấn công của virus cúm, trong đó có cúm A.

– Nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh phát triển.

– Hàng ngày cần vệ sinh thân thể cho trẻ thật sạch sẽ. Đặc biệt là vệ sinh mũi, họng tai để loại bỏ các loại vi khuẩn, virus thường gặp về bệnh lý đường hô hấp.

– Không để trẻ ngậm tay, đồ chơi và các đồ vật, bởi có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

– Nâng cao chế độ dinh dưỡng cho trẻ nên cho con ăn nhiều rau củ, quả tươi, sữa bò, phô mai và thực phẩm giàu đạm để cơ thể tăng sức đề kháng. Đối với những trẻ còn đang bú mẹ, mẹ cần đa dạng nguồn thực phẩm để chất lượng sữa được tốt hơn hỗ trợ con tăng cường miễn dịch.

– Theo dõi những dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ, nếu con có biểu hiện bất thường cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra. Không nên để trẻ ở nhà và tự ý cho con dùng thuốc khi chưa rõ tình trạng sức khỏe, điều này thường tiềm ẩn rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực tới con.

Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không và nên phòng ngừa thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tắm nắng cho trẻ sai cách gây nguy hiểm khôn lường

Trẻ khi mắc cúm A con cần được đưa tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe

Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Mặc dù là bệnh lý dễ mắc và nguy hiểm với trẻ nhỏ nhưng khi được chăm sóc cẩn thận và đúng cách thì sức khỏe trẻ sớm được phục hồi cũng như không để lại những ảnh hưởng gì về sau, vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *