Viêm phế quản là một trong những bệnh lý viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất mà trong 5 – 7 năm đầu đời trẻ có thể mắc phải. Mặc dù phổ biến, không phải lúc nào bệnh lý này cũng dễ đối phó. Như trường hợp của bé Kwon Si Anh, 31 tháng, ở Bắc Ninh là một ví dụ điển hình.
Bạn đang đọc: 8 ngày điều trị viêm phế quản cùng TCI của bé Hàn Quốc
1. “Hành trình” điều trị ho dai dẳng từ Bắc Ninh đến Hà Nội
1.1. 8 ngày điều trị ho không thuyên giảm
Đối với bé Kwon Si Anh và mẹ, lần điều trị viêm phế quản này là một câu chuyện dài.
Trước khi đến Thu Cúc TCI thăm khám, được chẩn đoán xác định bị viêm phế quản, theo dõi hen phế quản, có chỉ định nhập viện điều trị, bé Kwon Si Anh đã ho kéo dài 8 ngày. Mẹ có đưa bé đến bệnh viện tỉnh thăm khám, bé có điều trị nội trú tại đó, nhưng tình trạng bệnh không cải thiện. Sau 5 ngày, mẹ xin cho bé xuất viện. Tiếp tục điều trị tại nhà 3 ngày, tình trạng ho của bé vẫn không chấm dứt. Quá lo lắng, từ Bắc Ninh, gia đình cho bé lên Hà Nội, tới Khoa Nhi, Thu Cúc TCI.
Tại TCI, sau thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm máu và Xquang ngực thẳng,… bé Kwon Si Anh được chẩn đoán và nhận chỉ định điều trị như trên.
Bé Kwon Si Anh được chỉ định nhập viện điều trị
1.2. Tình trạng của Kwon Si Anh
Viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản do hoạt động của virus, vi khuẩn hoặc một số tác nhân tiêu cực khác từ môi trường như bụi, khói thuốc lá,…. Ngoài ho, bệnh lý này còn có thể biểu hiện qua một số triệu chứng đặc trưng là: Sốt, đờm, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, chán ăn,…
Có hai loại viêm phế quản là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn tính:
– Cấp: Là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản cấp tính ở người trước đó không có tổn thương.
– Mạn tính: Khi tình trạng viêm niêm mạc liên tục kích thích các ống phế quản, viêm phế quản được xác định là đã bước sang giai đoạn mạn tính. Viêm phế quản mạn tính là biến chứng của viêm phế quản cấp. Bệnh có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Không chỉ khó điều trị, bệnh lý này còn được đánh giá là rất nguy hiểm, có khả năng biến chứng đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và suy hô hấp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc lao phổi, ung thư phế quản và ung thư phổi.
Đây là những hiểm họa có thể Kwon Si Anh sẽ phải đối mặt mà gia đình bé không hề hay biết.
Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản ở trẻ nhỏ: những điều cha mẹ cần biết
Phế quản viêm mạn tính có khả năng biến chứng đến suy hô hấp
Ngoài phế quản viêm, bé Kwon Si Anh còn cần theo dõi hen phế quản (tên quen thuộc hơn là hen suyễn). Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp dưới được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Người bệnh hen phế quản khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, sẽ khó thở, tức ngực và ho, mức độ nặng nhẹ tùy cơ địa từng người.
Cách trị hen cho trẻ nhỏ và cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn có nhiều điểm cần tuân thủ nghiêm túc; nếu không, bệnh có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, có thể kể đến một số biến chứng tiêu biểu là:
– Khí phế thũng: Bệnh nhân hen phế quản thở ra ít, thể tích khí cặn tăng, dẫn đến giảm đàn hồi phế nang. Qua thời gian, cấu trúc phế nang bị phá vỡ, thông nối với nhau thành các kén khí.
– Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Cũng là hệ quả của tình trạng thở ra ít, thể tích khí cặn tăng làm giảm đàn hồi phế nang. Tại vùng phế nang giãn, mạch máu thưa thớt, dinh dưỡng kém, áp lực phế nang tăng, dẫn đến nguy cơ bục thành phế nang (hay tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất) khi bệnh nhân ho mạnh hoặc gắng sức.
– Xẹp phổi
– Suy hô hấp: Bệnh nhân liên tục khó thở; môi, da tím; toan hóa máu; đôi khi ngừng thở khi ngủ.
– Biến dạng lồng ngực: Lồng ngực trẻ hen phế quản thường căng tròn, đường kính trước – sau tương đương đường kính trái – phải.
– Tâm phế mạn, suy tim: Cấu trúc phổi tổn thương do hen phế quản dẫn đến xơ cứng mao mạch phổi, làm tăng kháng lực, kéo theo tăng áp động mạch phổi. Hệ quả là tim phải tăng co bóp bơm máu lên phổi. Theo thời gian thành cơ tim sẽ dãn dần, bệnh nhân sẽ suy tim.
2. “Tạm biệt” ho dai dẳng với phác đồ điều trị của Thu Cúc TCI
Thu Cúc TCI sở hữu đội ngũ y bác sĩ tốt nghiệp chuyên khoa Nhi, Đại học Y danh giá, có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị Nhi tại các bệnh viện uy tín, chất lượng như: Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn,…
Trước tình trạng như trên của bé Kwon Si Anh, bác sĩ Thu TCI đã lên phác đồ điều trị cho bé bao gồm: Tiêm kháng sinh, khí dung, truyền dịch và cho bé dùng thuốc long đờm, giãn phế quản. Trong đó, liều lượng kháng sinh được tính toán và chỉ định phù hợp, do “hạn chế kháng sinh” là nguyên tắc điều trị tiên quyết của Khoa Nhi, Thu Cúc TCI. Trong thời gian bé điều trị nội trú, để kiểm soát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của Kwon Si Anh, bác sĩ TCI thăm khám bé mỗi ngày 3 lần. Bé được phục vụ chế độ dinh dưỡng riêng biệt, đảm bảo vừa ngon miệng, vừa dễ tiêu và tốt cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Trẻ viêm phế quản uống thuốc gì?
Bé Kwon Si Anh tiêm kháng sinh
Đáp ứng điều trị tích cực, sau 5 ngày, các triệu chứng bất thường ở bé thuyên giảm. Sau 8 ngày, các triệu chứng biến mất hoàn toàn, bé được xuất viện và về nhà cùng mẹ.
Như vậy, “hành trình” từ Bắc Ninh đến Hà Nội điều trị ho dai dẳng của bé Kwon Si Anh đã kết thúc tốt đẹp. Ngoài Kwon Si Anh, Thu Cúc TCI đã điều trị thành công cho hàng chục nghìn bệnh nhi khác. Chính vì vậy, nếu bé nhà bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết và đặt lịch thăm khám – điều trị, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.