Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn như biếng ăn sinh lý, tâm lý và biếng ăn bệnh lý. Dù nguyên nhân đến từ lý do nào thì tình trạng biếng ăn cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe bé. Vậy khi trẻ em biếng ăn phải làm sao để cải thiện tốt?
Bạn đang đọc: Trẻ em biếng ăn phải làm sao để cải thiện tốt?
1. Trẻ như thế nào được gọi là biếng ăn?
Biếng ăn thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi từ 1 – 6 tuổi. Trẻ được gọi là biếng ăn khi đứa trẻ từ chối các loại thực phẩm mà bố mẹ cung cấp trong các bữa ăn của mình và tình trạng này diễn ra thường xuyên trong 1 thời gian dài.
Biếng ăn ở trẻ thường xuất phát từ 3 yếu tố là biếng ăn bệnh lý, biếng ăn sinh lý và biếng ăn tâm lý. Với mỗi loại biếng ăn, trẻ lại đang gặp những vấn đề khác nhau và cách khắc phục cũng cần khác nhau để đạt được hiệu quả tốt.
– Biếng ăn sinh lý: Biếng ăn sinh lý thường xảy ra khi trẻ có những thay đổi về thể chất như khi con tập bò, mọc răng, tập đi, tập nói… Biếng ăn sinh lý thường không quá nguy hiểm và đôi khi cũng không cần điều trị mà tình trạng này có thể tự chấm dứt sau 1 thời gian ngắn.
– Biếng ăn tâm lý: Còn với biếng ăn tâm lý là khi con có thái độ không hợp tác, nhìn thấy thức ăn là chạy trốn hoặc khóc khi phải ăn. Tình trạng biếng ăn tâm lý thường gây ra nhiều hệ lụy như khiến trẻ bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng.
– Biếng ăn bệnh lý: Đây là kiểu biếng ăn nghiêm trọng, tình trạng này thường xuất phát từ việc trẻ đang mắc một loại bệnh lý nào đó khiến con không muốn ăn.
Trẻ em biếng ăn phải làm sao để cải thiện tốt hơn?
2. Khi trẻ em biếng ăn phải làm sao để khắc phục?
Vì tình trạng biếng ăn của trẻ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên để có thể điều trị dứt điểm, trước tiên cha mẹ cần xác định xem con mình biếng ăn là do đâu. Sau đó có thể áp dụng một vài phương pháp điều trị sau:
2.1 Cách cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý
Ba mẹ không nên quá lo lắng khi con mình bị biếng ăn sinh lý. Bởi lẽ, thời kỳ này sẽ qua nhanh và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe trẻ. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng này cha mẹ nên:
– Tăng số bữa trong ngày và giảm lượng thức ăn trong từng bữa như vậy hàm lượng dinh dưỡng vẫn cung cấp cho bé đủ trong ngày.
– Thời kỳ con biếng ăn mẹ nên ưu tiên chọn những món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp, cơm nát ăn với trứng, cá… đặc biệt là các món mà bé thích ăn.
– Thay đổi cách nấu để kích thích vị giác giúp con ăn ngon hơn.
– Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn ngọt từ bánh kẹo, nước ngọt, đồ chiên rán sẽ làm trẻ khó tiêu và con không còn hứng thú với việc ăn.
Tìm hiểu thêm: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em và những điều cần biết
Khi trẻ biếng ăn con thường khóc lóc và sợ đồ ăn.
2.2. Cách cải thiện khi trẻ biếng ăn tâm lý
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn tâm lý thường gặp ở những trường hợp bố mẹ không hiểu con, luôn ép con ăn nhiều hoặc ăn những thứ bé không thực sự thích. Lâu dần khi tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ tạo ra cho bé tình trạng biếng ăn tâm lý, con sợ đồ ăn và không hứng thú các bữa ăn trong ngày. Để cải thiện biếng ăn tâm lý, cha mẹ có thể thử một vài cách sau:
– Để con được ăn theo nhu cầu: Nhu cầu tiêu thụ thức ăn của mỗi trẻ là khác nhau, vì thế cha mẹ không nên ép ăn khi con bắt đầu từ chối thức ăn.
– Thường xuyên thay đổi thực đơn: Cha mẹ nên quan sát xem con mình thích ăn món gì, khi biết được sở thích ăn uống của con mẹ nên chế biến đa dạng để giúp kích thích vị giác của con.
2.3 Cải thiện biếng ăn bệnh lý
Cách xử lý hiệu quả đối với tình trạng trẻ bị biếng ăn bệnh lý đó là cha mẹ cần cho con tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Bởi tình trạng trẻ biếng ăn bệnh lý thường xuất phát từ các vấn đề như trẻ viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan… khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, đau họng nên con không còn hứng thú với việc ăn uống.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, cách ăn thì một vài trẻ biếng ăn cũng nên được bổ sung các vi chất hoặc men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon hơn. Tuy nhiên khi sử dụng bất cứ loại thuốc hỗ trợ hay thực phẩm chức năng nào cha mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách sử dụng hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Những thông tin về bệnh rsv ở trẻ cha mẹ cần biết
Khi trẻ biếng ăn cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được kiểm tra xác định rõ nguyên nhân
3. Một số điều cha mẹ cần chú ý để giúp trẻ hạn chế biếng ăn
Bên cạnh việc nên cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên chú ý thêm một vài vấn đề sau để giúp quá trình ăn uống của con có được kết quả tốt hơn.
– Không cho bé ăn vặt: Ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt hay đồ chiên rán là nguyên nhân khiến trẻ không còn mấy hứng thú với các bữa ăn chính. Bởi những thực phẩm này đều rất khó tiêu hóa khiến trẻ dễ ngang bụng và từ đó không còn hứng thú với các bữa ăn.
– Không nên kéo dài thời gian ăn: Bữa ăn của trẻ nên gói gọn trong khoảng thời gian 30 phút là hợp lý. Bởi nếu để lâu thức ăn sẽ nguội và giảm bớt độ ngon như thế trẻ sẽ không còn mấy hứng thú với việc ăn uống. Khi ăn nên để trẻ tập trung vào bữa ăn thay vì để con vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi hoặc chơi đồ chơi như thế bữa ăn của trẻ sẽ kém hiệu quả hơn.
– Tạo không khí thoải mái: Với mong muốn để con ăn nhanh và ăn nhiều, nhiều gia đình thường quát nạt, dọa để trẻ ăn. Tuy nhiên điều này là không nên và cũng không mang lại hiệu quả bền vững. Cha mẹ nên để con ăn trong sự vui vẻ thoải mái.
Trên đây là những lý giải và hướng dẫn cha mẹ về cách chăm sóc trẻ em biếng ăn phải làm sao. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể tham khảo, thay đổi chế độ ăn để tình trạng chán ăn ở trẻ sớm được cải thiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.